Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9. Khí áp và gió có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng

A. giữa khuya.

B. đầu buổi tối.

C. đầu buổi chiều.

D. gần sáng.

Câu 2:

Hướng của gió Tây ôn đới trên Trái Đất là

A. hướng tây nam ở cả hai bán cầu.

B. hướng tây bắc ở cả hai bán cầu.

C. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

D. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng với gió biển, gió đất?

A. Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm.

B. Có sự giống nhau về nguồn gốc.

C. Được hình thành ở vùng ven biển.

D. Hướng thay đổi theo ngày và đêm.

Câu 4:

Khí áp của Trái Đất là

A. lớp không khí ở sát mặt đất.

B. áp suất của khí quyển.

C. sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.

D. sức nén của không khí ở tầng đối lưu.

Câu 5:

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ

A. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.

B. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.

C. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp ôn đới.

D. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp xích đạo.

Câu 6:

Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng

A. đầu buổi chiều.

B. lúc gần sáng.

C. đầu buổi tối.

D. lúc giữa khuya.

Câu 7:

Những đai khí áp nào sau đây được hình thành do nguyên nhân động lực?

A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyển.

B. Áp thấp ôn đới và áp cao cực.

C. Áp thấp xích đạo và áp cao cực.

D. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

Câu 8:

Sự phân bố khí áp trên Trái Đất có đặc điểm

A. các đai áp cao tập trung ở vùng vĩ độ cao, các áp thấp ở vùng vĩ độ thấp.

B. các đai áp cao phân bố ở bán câu Bắc, các đai áp thấp ở bán cầu Nam.

C. xen kẽ và đối xứng qua áp cao chí tuyến.

D. xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

Câu 9:

Các đai khí áp có sự dịch chuyển theo vĩ độ như thế nào trong năm?

A. Các đai áp cao luôn có xu hướng dịch chuyển về phía nam.

B. Các đai áp thấp luôn có xu hướng dịch chuyển về phía bắc.

C. Tháng 7 dịch chuyển về phía bắc, tháng 1 dịch chuyển về phía nam.

D. Tháng 1 dịch chuyển về phía bắc, tháng 7 dịch chuyển về phía nam.

Câu 10:

Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là

A. không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.

B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng

C. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

D. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

Câu 11:

Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

A. thổi quanh năm, tính chất khô nóng, gây mưa.

B. thổi theo mùa, thường gây mưa, độ ẩm rất cao.

C. thổi theo mùa, khá ổn định và không gây mưa.

D. thổi quanh năm, thường gây mưa, độ ẩm cao.

Câu 12:

Nguyên nhân chính làm cho khí áp giảm theo độ cao là do

A. càng lên cao không khí càng loãng.

B. càng lên cao gió thổi càng mạnh.

C. càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu.

D. càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Câu 13:

Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp

A. ổn định.

B. biến động.

C. giảm đi.

D. tăng lên.

Câu 14:

Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gió Tín phong do

A. gió thổi đều đặn theo hướng gần như cố định.

B. gió thổi quanh hăm, hướng thay đổi theo mua.

C. niềm tin tôn giáo của các dân tộc ở châu Á.

D. gió mang lại niềm tin cho người dân đi biển.

Câu 15:

Hướng gió Mậu dịch ở bán câu Bắc là

A. tây bắc.

B. tây nam.

C. đông bắc.

D. đông nam.