Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương 11 có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tài nguyên nào sau đây không thể khôi phục được?
A. Khoáng sản.
B. Nước.
C. Sinh vật.
D. Biển.
Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là
A. sử dụng tiết kiệm, phân loại tài nguyên, ngừng khai thác những tài nguyên cạn kiệt.
B. ngừng khai thác, hạn chế sử dụng nhiều nhất và sản xuất vật liệu thay thế hiệu quả.
C. khai thác một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả.
D. sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng một số loại nhất định và chỉ được khai thác ít.
Nhận định nào sau đây không đúng với tăng trưởng xanh?
A. Giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Tăng năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng khoa học - công nghệ.
C. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
D. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững có biểu hiện nào sau đây?
A. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. Sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu thay thế.
C. Đô thị hoá bền vững gồm xử lí rác thải và chất thải.
D. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và áp dụng khoa học.
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của môi trường nhân tạo?
A. Phát triển theo quy luật tự nhiên, bị tác động của con người.
B. Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người.
C. Có mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của con người.
D. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở quanh con người.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do
A. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.
B. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.
C. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
D. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
Tài nguyên có thể tái tạo bao gồm có
A. đất, khoáng sản.
B. khoáng sản, nước.
C. sinh vật, khoáng sản.
D. đất, sinh vật, nước.
Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện
A. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.
B. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.
C. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.
D. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.
Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?
A. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.
B. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
C. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
D. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Biện pháp để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?
A. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản.
B. Phải sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
C. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên thiên nhiên.
D. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản trong tự nhiên.
Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên thể hiện rõ nhất ở
A. tài nguyên đất.
B. tài nguyên nước.
C. tài nguyên sinh vật.
D. tài nguyên khoáng sản.
Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong công nghiệp là
A. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.
B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
C. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.
D. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối và trong giao tiếp?
A. Môi trường tự nhiên.
B. Môi trường tổng hợp.
C. Môi trường xã hội.
D. Môi trường nhân tạo.
Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là
A. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.
B. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
C. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
D. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là
A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
C. sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.
D. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.