Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 13 (có đáp án): Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ (phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là

A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.

B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.

Câu 2:

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm

A. đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân

B. tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.

C. tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức.

D. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.

Câu 3:

Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là

A. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

B. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

C. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.

D. nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 4:

Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng nào?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 5:

Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm

A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới.

B. mở rộng quy mô giáo dục.

C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục.

D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.

Câu 6:

 Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước.

C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

D. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Câu 7:

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của

A. Nhà nước và của toàn dân.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

D. Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 8:

Nhà nước có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là nhằm

A. nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. ưu tiên đầu tiên cho giáo dục.

C. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. mở rộng quy mô giáo dục.

Câu 9:

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta phải

A. thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

B. ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. tăng cường hợp tác quốc tế và giáo dục.

D. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 10:

Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Câu 11:

Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là

A. yếu tố quyết định để phát triển đất nước.

B. nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước.

C. chính sách xã hội cơ bản.

D. quốc sách hàng đầu.

Câu 12:

Thực hiện tốt phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo sẽ góp phần vào việc

A. thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

B. thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

D. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Câu 13:

Phương hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Câu 14:

Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học.