Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (phần 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một sản phẩm trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?
A. Hai điều kiện.
B. Bốn điều kiện.
C. Ba điều kiện.
D. Một điều kiện.
Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. giá trị và giá cả.
B. giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
C. giá cả và giá trị sử dụng.
D. giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa là
A. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
B. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. chi phí làm ra hàng hóa.
D. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
B. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán.
C. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường để bán và bán được hàng hóa đó.
D. người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.
Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Điện.
B. Nước máy.
C. Không khí.
D. Rau trồng để bán.
Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi trong số 20 con gà thì có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con.
B. 20 con.
C. 15 con.
D. 3 con.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
C. cơ sở của giá trị trao đổi.
D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. giá trị khác nhau.
B. giá cả khác nhau.
C. giá trị sử dụng khác nhau.
D. số lượng khác nhau.
Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
B. chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau.
C. chúng có giá trị bằng nhau.
D. chúng đều là sản phẩm của lao động.
Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. quan hệ giữa người bán và người mua.
B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
C. giá trị của hàng hóa.
D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu?
A. Giá trị trao đổi.
B. Giá trị sử dụng.
C. Chi phí sản xuất.
D. Hao phí lao động.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình
A. lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người.
B. phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị.
C. phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người.
D. trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch.
D. Tiền dùng để cất trữ.
Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
Tiền tệ có mấy chức năng?
A. Hai chức năng.
B. Ba chức năng.
C. Bốn chức năng.
D. Năm chức năng.
Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.
B. An mua vàng cất đi.
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng.
D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất.
Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng thì lúc này tiền thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.