Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (có đáp án): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của

A. cạnh tranh.

B. thi đua.

C. sản xuất.

D. kinh doanh.

Câu 2:

Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Do nền kinh tế thị trường phát triển.

B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.

C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.

D. Do quan hệ cung - cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh.

Câu 3:

Tính chất của cạnh tranh là gì?

A. Giành giật khách hàng.

B. Giành quyền lợi về mình.

C. Thu được nhiều lợi nhuận.

D. Ganh đua, đấu tranh.

Câu 4:

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ đâu?

A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.

B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa.

C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội.

D. Sự thay đổi cung - cầu.

Câu 5:

 Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình.

C. Gây ảnh hưởng trong xã hội.

D. Phục vụ lợi ích xã hội.

Câu 6:

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. giành hàng hóa tối đa về mình.

B. giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa.

C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

D. giành thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 7:

Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật lưu thông tiền tệ.

D. Quy luật giá trị.

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Bảo vệ môi trường tự nhiên.

B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 9:

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực. Hành vi này thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

A. Cạnh tranh tự do.

B. Cạnh tranh lành mạnh.

C. Cạnh tranh không lành mạnh.

D. Cạnh tranh không trung thực.

Câu 10:

Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh

A. lành mạnh.

 B. tự do.

C. hợp lí.

D. công bằng.

Câu 11:

Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và vi phạm các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

A. không lành mạnh.

B. không bình đẳng.

C. tự do.

D. không đẹp.

Câu 12:

Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.

B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.

D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

Câu 13:

Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.

Câu 14:

Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.

Câu 15:

Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ làm theo phương án nào dưới đây?

A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác.

B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa.

C. Báo cho cơ quan chức năng biết.

D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó.

Câu 16:

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?

A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan.

B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế.

C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản.

D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản.