Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (có đáp án): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?
A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh giữa các ngành.
D. Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
Để phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?
A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả.
B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả.
C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức.
D. Tính đạo đức và tính nhân văn.
Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho cung lớn hơn cầu.
B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường.
C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường.
D. Gây ra hiện tượng lạm phát.
Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Vi phạm truyền thống văn hóa và quy định của Nhà nước.
B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức.
D. Vi phạm truyền thống và văn hóa dân tộc.
Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp, đó là
A. cạnh tranh ngày càng nhiều.
B. cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt.
C. tăng cường quá trình hợp tác.
D. nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ.
D. Quy luật giá trị.
Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
B. Gây rối loạn thị trường.
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái.
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa nói đến khía cạnh nào của cạnh tranh?
A.Tính chất của cạnh tranh.
B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.
D. Cả A,B,C.
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
A.Giành nhiều nguồn hàng.
B. Giành nhiều điều kiện thuận lợi về mình.
C. Giành nhiều nguồn vốn.
D. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Mục đích của cạnh tranh được thể hiện ở mặt nào?
A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
B. Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và đơn đặt hàng.
C. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
D. Cả A,B,C.
Cạnh tranh có mấy loại?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán nhưng có ít người mua hàng hóa đó, nội dung này thuộc loại cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Trên thị trường hàng hóa đem ra bán ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều, nội dung này thuộc loại cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành hàng thuộc loại cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau thuộc loại cạnh tranh nào?
A.Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
B. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Trong nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò gì?
A. Động lực kinh tế.
B. Nền tảng kinh tế.
C. Tiền đề kinh tế.
D. Cơ sở kinh tế.
Mặt hạn chế của cạnh tranh được Nhà nước điều tiết thông qua đâu?
A. Giáo dục.
B. Pháp luật.
C. Các chính sách kinh tế-xã hội.
D. Cả A,B,C.