Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 (có đáp án): Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh.
B. Giá trị.
C. Giá trị sử dụng.
D. Giá cả.
Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có thêm lợi nhuận?
A. Mẹ H.
B. Bố H.
C. Chị H.
D. Mẹ H và chị H.
Biểu hiện nào dưới đây không phải là cầu?
A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp.
B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ.
C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền.
D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng.
Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp thích hợp?
A. Người sản xuất.
B. Người tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
A. Người sản xuất.
B. Người tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cầu.
B. cung.
C. giá trị.
D. hàng hóa.
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. cầu.
B. cung.
C. giá trị.
D. hàng hóa.
Khái niệm Cầu được hiểu là
A. nhu cầu.
B. yêu cầu.
C. nhu cầu có khả năng thanh toán.
D. yêu cầu có khả năng thanh toán.
Giá cả của hàng hóa chịu tác động của
A. cạnh tranh.
B. cung – cầu.
C. thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Quan hệ Cung – Cầu nhằm xác định các yếu tố nào?
A. Giá cả hàng hóa.
B. Số lượng hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu là gì?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Cả A,B,C.
Đối tượng nào có thể vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước.
B. Người sản xuất và kinh doanh.
C. Người tiêu dùng.
D. Cả A,B,C.
Vào dịp cuối năm các cửa hàng quần áo thường chạy quảng cáo sale với các mức từ 50-70%. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Người sản xuất thu hồi vốn.
B. Người sản xuất kích cầu.
C. Người sản xuất đánh bóng thương hiệu..
D. Cả A,B,C.
Trong sản xuất, giá cả thị trường có mối quan hệ như thế nào với giá trị hàng hóa?
A. Cao hơn.
B. Thấp hơn.
C. Bằng nhau.
D. Cả A,B,C.
Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi em chọn trường hợp nào?
A. Cung = cầu.
B. Cung < cầu.
C. Cung > cầu.
D. Cả A,B,C.