Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 (có đáp án): Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Giáo dục và đào tạo có vai trò nào dưới đây trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Quyết định.

B. Quốc sách hàng đầu.

C. Quan trọng.

D. Cần thiết.

Câu 2:

Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

C. xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 3:

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. phát triển kinh tế thị trường.

B. phát triển kinh tế tri thức.

C. phát triển thể chất cho người lao động.

D. tăng số lượng người lao động.

Câu 4:

Để xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần

A. thay đổi vùng kinh tế.

B. thực hiện chính sách kinh tế mới.

C. phát triển kinh tế thị trường.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 5:

Quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí nói đến khái niệm nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển giao công nghệ.

Câu 6:

Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây?

A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội.

B. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

C. Hoạt động chính trị - xã hội.

D. Hoạt động văn hóa – xã hội.

Câu 7:

Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất.

C. Sẵn sàng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

Câu 8:

Quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác nói đến khái niệm nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

D. Chuyển giao công nghệ.

Câu 9:

Công nghiệp hóa ra đời khi nào?

A. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất.

B. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai.

C. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ ba.

D. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ tư.

Câu 10:

Hiện đại hóa ra đời khi nào?

A. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất.

B. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai.

C. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ ba.

D. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ tư.

Câu 11:

Muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển phải tiến hành?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. Chuyển giao công nghệ.

Câu 12:

Tác dụng của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là gì?

A. To lớn.

B. Toàn diện.

C. Lớn lao.

D. Cả A và B.

Câu 13:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta có mấy nội dung cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14:

Tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kỳ ở nước ta là gì?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế.

C. Phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế.

D. Hội nhập kinh tế và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Câu 15:

Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung trong phần

A. tác dụng to lớn và toàn diện của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

B. nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

C. tính tất yếu khách quan của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

D. khái niệm Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

Câu 16:

Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch yếu tố nào?

A. Cơ cấu lao động.

B. Cơ cấu ngành.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Cơ cấu vùng kinh tế.