Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 (có đáp án): Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (phần 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá là nhằm

A. nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cải cách về công nghệ.

B. các nước trên thế giới liên minh thành nhóm, khối về mọi mặt.

C. tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gian để hiện đại hoá mọi mặt.

D. tạo ra động lực cạnh tranh cho các loại hàng hoá.

Câu 2:

Một trong những tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là 

A. do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

B. do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế.

C. do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 3:

Một trong những trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học - kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 4:

Phát triển lực lượng sản xuất là sự chuyển đổi nền kinh tế

A. kĩ thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí.

B. kĩ thuật trồng trọt sang kĩ thuật chăn nuôi.

C. lao động thủ công sang lao động cơ bắp.

D. lao động thủ công sang lao động chân tay.

Câu 5:

Cơ cấu kinh tế bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

B. Cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế công nghiệp.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.

D. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 6:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp.                              

B. Kinh tế hiện đại.

C. Kinh tế tri thức.                                      

D. Kinh tế công nghiệp.

Câu 7:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế

A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.

B. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.

C. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.

D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, bất hợp lí.

Câu 8:

Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đi từ cơ cấu kinh tế

A. nông nghiệp → nông, công nghiệp → công, nông nghiệp, dịch vụ.

B. nông nghiệp → công, nông nghiệp, dịch vụ → nông, công nghiệp.

C. công, nông nghiệp, dịch vụ → nông nghiệp → nông nghiệp, dịch vụ.

D. công, nông nghiệp, dịch vụ → nông, công nghiệp → nông nghiệp.

Câu 9:

Sau khi học xong bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bạn A nói với bạn B: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là của người lớn, là học sinh như chúng mình thì làm được gì”. Nếu là B em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tán thành với ý kiến của A.

B. Không tán thành cũng không phản đối, thái độ ba phải.

C. Phản đối và bỏ đi nơi khác tỏ vẻ mình là người hiểu biết.

D. Phản đối ý kiến và giải thích cho A hiểu trách nhiệm của học sinh.

Câu 10:

Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nam dự định sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ xin làm công nhân của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp. Biết dự định của Nam, Hùng khuyên Nam nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là Nam em sẽ chọn phương án nào sau đây?

A. Quyết tâm thực hiện dự định của mình.

B. Đi học đại học theo lời khuyên của Hùng.

C. Hỏi ý kiến của bạn khác.

D. Đi xem bói và lựa chọn theo ý kiến của thầy bói.

Câu 11:

Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, Nam không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình Nam năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của Nam thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?

A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.

B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.

C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.

D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.

Câu 12:

Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh Mạnh đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh Mạnh thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

B. Phát triển mạnh mẽ nhân lực.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 13:

Gia đình Hải có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh Hải đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu Hải cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. Phát triển mạnh mẽ khoa học - kĩ thuật.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 14:

Từ việc nuôi lợn bị thua lỗ do giá cả bấp bênh, anh K đã chuyển sang nuôi bò thịt. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Trách nhiệm của công dân.

B. Trách nhiệm của gia đình.

C. Trách nhiệm của dòng họ.

D. Trách nhiệm của đất nước.

Câu 15:

Gia đình ông A trồng lúa là nguồn thu chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hỗ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suất lúa của ông A đạt rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.

C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.

Câu 16:

Gia đình nhà ông Nam đã đầu tư lắp đặt hệ thống tưới cây tự động nhằm giảm công sức, thời gian lao động và nâng cao năng suất lao động. Đây là biểu hiện của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta về nội dung nào dưới đây?

A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

C. Tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

D. Xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Câu 17:

Gia đình đang sản xuất mì theo phương pháp truyền thống nhưng thấy hiệu quả kinh tế chưa cao. Anh Hùng đã mạnh dạn đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại cho năng xuất cao, chất lượng tốt và giá thành hợp lí. Nhờ đó anh đã làm giàu hợp pháp trên quê hương mình. Đây là nội dung cơ bản nào của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

C. Tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

D. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 18:

Ngày nào Hải cũng thấy mẹ dậy từ rất sớm nhóm bếp tổ ong chuẩn bị cho việc nấu chè để bán trong ngày. Thấy mẹ vất vả Hải khuyên mẹ nên đầu tư hệ thống nồi áp suất điện tự động để đỡ vất vả, nấu lại nhanh, ngon và không gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của Hải thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Nghĩa vụ của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Quyền lợi của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 19:

Phát biểu tại buổi lễ Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2019 - Cúp Thánh Gióng. Ngày 13/10/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: với việc tăng 3,5 điểm (theo báo cáo xếp hạng của WEF), Việt Nam đã trở thành quán quân về sự bứt phá trên đường đua toàn cầu về cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là kết quả của quá trình thực hiện thắng lợi sự nghiệp

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.

C. cải cách hành chính có hiệu quả.

D. giải quyết tốt các chính sách xã hội.

Câu 20:

Tốt nghiệp trung học phổ thông, Nga chọn thi vào khoa công nghệ thực phẩm trường đại học Bách khoa Hà Nội vì em cho rằng: khi ra trường sẽ đáp ứng được một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

A. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

B. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

C. phát triển mạnh mẽ khoa học - kĩ thuật.

D. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Câu 21:

Gia đình bà Bình coi trồng chè là công việc tạo ra nguồn thu nhập chính nên tìm cách nghiên cứu và hỗ trợ cho cây chè phát triển theo từng giai đoạn để tăng năng suất. Theo em, gia đình bà Bình đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc nào sau đây?

A. Tiếp thu và ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.

B. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.

C. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.

D. Nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.