Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 (có đáp án): Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

A. người có chức có quyền.

B. số đông.

C. một nhóm người.

D. nhân dân.

Câu 2:

Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ trong quá trình tổ chức và thực hiện luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cả

A. dân tộc.

B. thế giới.

C. khu vực.

D. một nhóm người

Câu 3:

Quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, xã hội phân chia thành hai giai cấp đối lập nhau là điều kiện để xuất hiện 

A. nhà nước.

B. luật lệ.

C. chính sách.

D. chủ trương.

Câu 4:

Nội dung nào sau đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền.

C. Bảo đảm lợi ích của đảng viên.

D. Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức.

Câu 5:

Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. bạo lực và trấn áp.

B. tổ chức và xây dựng.

C. bạo lực và xây dựng.

D. xây dựng và trấn áp.

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây là sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Là nhà nước của nhân dân.

B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân.

D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác.

Câu 7:

Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Xây dựng chính quyền.

C. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước.

D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Câu 8:

Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng?

A. Có thể tuyên truyền.

B. Là nhiệm vụ của công dân.

C. Không bắt buộc.

D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền.

Câu 9:

Mỗi công dân cần phải thể hiện trách nhiệm nào sau đây để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của cán bộ nhà nước.

B. Giới thiệu nhiều người thân tham gia bộ máy chính quyền.

C. Phê phán các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

D. Đấu tranh yêu cầu chính quyền đảm bảo mọi sự tự do cho công dân.

Câu 10:

F viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông G. Vậy việc làm của F thể hiện điều gì trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Trách nhiệm.

B. Nghĩa vụ.

C. Sự hiếu thắng.

D. Sự góp ý.

Câu 11:

K thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc làm này của K thể hiện điều gì trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?

A. Nghĩa vụ.

B. Trách nhiệm.

C. Sự hiếu thắng.

D. Sự góp ý.

Câu 12:

Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước ra đời khi nào?

A. Thời kì giữa xã hội Cộng sản nguyên thủy.

B. Thời kì đầu Cộng sản nguyên thủy.

C. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 13:

Nhà nước xuất hiện do đâu?

A. Do ý muốn chủ quan của con người.

B. Do ý chí của giai cấp thống trị.

C. Là một tất yếu khách quan.

D. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.

Câu 14:

Bản chất của nhà nước là gì?

A. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.

B. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

C. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.

D. Mang bản chất của giai cấp thống trị.

Câu 15:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

C.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 16:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?

A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động.

B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân.

C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 17:

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước ở nước ta bắt đầu từ năm nào?

A. Năm 1945.

B. Năm 1954.

C. Năm 1975.

D. Năm 1993.

Câu 18:

H viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông K. Vậy việc làm của H thể hiện điều gì trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm.

B. Nghĩa vụ.

C. Sự hiếu thắng.

D. Sự góp ý.

Câu 19:

Hoạt động nào sau đây thể hiện anh B tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

A. Tố cáo hành vi tham nhũng.

B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 20:

M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, Nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trí tuệ của công dân.

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Lí tưởng của công dân.

D. Trách nhiệm của công dân.

Câu 21:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 22:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?

A. Nhà nước chủ nô; Nhà nước phong kiến; Nhà nước tư bản; Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

B. Nhà nước nguyên thủy; Nhà nước chủ nô; Nhà nước tư bản; Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

C. Nhà nước nguyên thủy; Nhà nước phong kiến; Nhà nước tư bản; Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

D. Nhà nước nguyên thủy, Nhà nước chủ nô; Nhà nước phong kiến, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.