Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 2) (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 2:

Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

A. Tính quyền lực.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 3:

Nhận định sau đây thuộc nội dung nào sau đây của pháp luật: "Để xử lý người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế." Là thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Đặc trưng của pháp luật.

B. Bản chất của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Chức năng của pháp luật.

Câu 4:

Nhận định sau đây thể hiện bản chất nào của pháp luật: "Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền."?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Xã hội.

D. Giai cấp.

Câu 5:

Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng

A. sức ép của dư luận xã hội.

B. lương tâm của mỗi cá nhân.

C. niềm tin của mọi người trong xã hội.

D. sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Câu 6:

Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của

A. pháp luật.

B. quy chế.

C. quy định.

D. pháp lệnh.

Câu 7:

Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

ACông dân.

BXã hội.

CTổ chức.

DNhà nước.

Câu 8:

Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

A. ý chí của Nhà nước.

B. quyền lực Nhà nước.

C. ý thức tự giác của công dân.

D. dư luận xã hội.

Câu 9:

Phương án nào dưới đây không phải là một trong những đặc trưng của pháp luật?

ATính quy phạm phổ biến.

BTính quyền lực, bắt buộc chung.

CTính thuyết phục.

DTính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 10:

Phương án nào sau đây là đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A. tính quy phạm phổ biến.

BTính quyền lực, bắt buộc chung.

CTính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

DCả A, B và C.

Câu 11:

Đặc trưng nào sau đây là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

ATính quy phạm phổ biến.

BTính quyền lực, bắt buộc chung.

CTính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

DTính giáo dục, thuyết phục.

Câu 12:

Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. tính quy phạm phổ biến.

BTính quyền lực, bắt buộc chung.

CTính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

DTính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Câu 13:

Pháp luật mang bản chất của đối tượng nào sau đây?

AGiai cấp cầm quyền.

BGiai cấp tiến bộ nhất.

CMọi giai cấp.

DDân tộc.

Câu 14:

Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên  

Alĩnh vực kinh tế.

Blĩnh vực chính trị.

Clĩnh vực xã hội.

Dtất cả mọi lĩnh vực.

Câu 15:

Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang bản chất nào sau đây?

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

BBản chất giai cấp và bản chất thời đại.

CBản chất giai cấp và bản chất lịch sử.

DBản chất giai cấp và bản chất dân tộc.

Câu 16:

Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: "Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau." 

Agắn bó

Bchặt chẽ

Ckhăng khít

D. thân thiết

Câu 17:

Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thiện nội dung sau: "Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức."

A. phương tiện cơ bản

B. phương tiện đặc trưng

C. phương tiện phù hợp

D. phương tiện đặc thù

Câu 18:

Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nào sau đây?

A. công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự. 

B. nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.

Câu 19:

Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

AQuản lí công dân.

BBảo vệ công dân.

CQuản lí xã hội.

DBảo vệ xã hội.

Câu 20:

Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội mà tác động 

A. hiệu quả nhất.

B. hữu hiệu nhất.

C. đơn giản nhất.

D. phù hợp nhất.

Câu 21:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

ABan hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

BTổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.

CCông bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.

DTự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.

Câu 22:

Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào sau đây?

AHiến pháp.

BPháp luật.

CĐạo đức.

DChủ trương, chính sách.

Câu 23:

Chọn từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: "Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định .... để công dân thực hiện quyền đó."

A. phương pháp

B. cách thức.

C. biện pháp

C. phương thức

Câu 24:

Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là

A. hiến pháp.

B. luật Hình sự.

C. luật Dân sự.

D. luật Hành chính.

Câu 25:

Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

AQuyết định của Thủ tướng Chính phủ.

BQuyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

CNghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

DNghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.

Câu 26:

Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?

AChủ tịch nước.

BThủ tướng Chính phủ.

CQuốc hội.

DChính phủ.

Câu 27:

Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã

A. vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.

B. vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.

C. cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.

D. vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Câu 28:

Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do nhiều lần anh H có hành vi bạo lực khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Trong trường hợp này, theo em chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?

AKiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.

BIm lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.

CBáo công an hỗ trợ giải quyết.

DNói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh..

Câu 29:

Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

AThương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.

BThuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.

CMời công an đến giải quyết.

DLàm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.

Câu 30:

Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y

A. thách thức sự cấm đoán của hai gia đình.

B. bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình.

C. thuyết phục hai bên gia đình đồng ý.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.