Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1: Pháp luật đời sống có đáp án (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
A. quyền lực Nhà nước.
B. chủ trương của Nhà nước.
C. chính sách của Nhà nước.
D. uy tín của Nhà nước.
Pháp luật không quy định về những việc
A. nên làm.
B. được làm.
C. phải làm.
D. không được làm.
Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. do Nhà nước ban hành.
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Phương tiện nào sau đây quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện quản lí xã hội?
A. Pháp luật.
B. Giáo dục.
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc
A. không được làm.
B. không nên làm.
C. cần làm.
D. sẽ làm.
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất dân tộc.
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.
B. mọi cá nhân tổ chức.
C. mọi đối tượng cần thiết.
D. mọi cán bộ, công chức.
Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất hiện đại.
Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
D. Tính quần chúng nhân dân.
Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. chính sách.
B. pháp luật.
C. chủ trương.
D. văn bản.
Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do
A. nhân dân ban hành.
B. Nhà nước ban hành.
C. chính quyền các cấp ban hành.
D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện
A. tính chất chung của pháp luật.
B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
C. tính phù hợp của pháp luật.
D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.
Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính cụ thể về mặt nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và
A. tổ chức thực hiện pháp luật.
B. xây dựng chủ trương, chính sách.
C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.
D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất tự nhiên.
D. Bản chất nhân dân.
"Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức" là nội dung thể hiện mối quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ pháp luật với chính trị.
B. Quan hệ pháp luật với đạo đức.
C. Quan hệ pháp luật với xã hội.
D. Quan hệ pháp luật với đạo đức.