Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. quyền và trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm và pháp lý.

Câu 2:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước Tòa án.

Câu 3:

Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thành phần xã hội.

C. Bình đẳng tôn giáo.

D. Bình đẳng dân tộc.

Câu 4:

Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. trong sản xuất.

C. trong kinh tế.

D. về điều kiện kinh doanh.

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 6:

Phương án nào dưới đây là một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. Quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

D. Mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.

Câu 7:

Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích

A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.

B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

C. cảnh cáo những người khác để họ hạn chế vi phạm pháp luật.

D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.

Câu 8:

Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm và chính trị.

Câu 9:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều

A. có quyền như nhau.

B. có nghĩa vụ như nhau.

C. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 10:

Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện nội dung công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ.

B. quyền.

C. trách nhiệm.

D. mặt xã hội.

Câu 11:

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện

A. nghĩa vụ.

B. trách nhiệm.

C. công việc chung.

D. nhu cầu riêng.

Câu 12:

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A lựa chọn thi vào Đại học, còn B thì lựa chọn đi làm công nhân nhà máy. Trường hợp của A và B là biểu hiện của

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.

D. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 13:

P tạm hoãn tham gia nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là biểu hiện của 

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

C. bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

D. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 14:

Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện nội dung quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trước chính sách chung.

C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 15:

Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện, công dân

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D. bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 16:

M (13 tuổi) đi xe đạp và N (18 tuổi) đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, còn M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?

A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.

B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.

C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.

D. Có, vì M không có lỗi.

Câu 17:

Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản.

B. Nghĩa vụ công dân.

C. Trách nhiệm pháp lý.

D. Chấp nhận hình phạt.

Câu 18:

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?

A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.

B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.

C. Có, Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau

D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Câu 19:

Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. xét sử của Tòa án.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 20:

M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bạn có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây ?

A. Không bình đẳng.

B. Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.

C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Câu 21:

Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện điều gì dưới đây?

A. Không ai được ưu tiên.

B. Không nên làm phiền người khác.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 22:

X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. thực hiện trách nhiệm pahps lý.

B. trách nhiệm với Tổ quốc.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm với xã hội.

Câu 23:

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định công dân có trách nhiệm thực hiện

A. những gì pháp luật cho phép.

B. quyền và nghĩa vụ của mình.

C. nghĩa vụ đối với người khác.

D. nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 24:

Pháp luật nước ta nghiêm cấm

A. xử lí công bằng hành vi phạm tội.

B. phân biệt đối xử về giới.

C. phân loại tội phạm để xử lí.

D. phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.

Câu 25:

Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào

A. nhu cầu , sở thích, cách sống của mỗi người.

B. nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.

C. khả năng ,hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.

D. quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.

Câu 26:

Nội dung nào dưới đây không nói về nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 27:

M được tuyển chọn vào thẳng đại học với điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về học suốt đời.

B. Bình đẳng về học tập không hạn chế.

C. Bình đẳng trong tuyển sinh.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 28:

Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào

A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.

B. địa vị mà của A và B.

C. điều kiện , hoàn cảnh cụ thể của A và B.

D. độ tuổi của A và B.

Câu 29:

Việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước nói đến công dân bình đẳng 

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về quyền.

C. về nghĩa vụ.

D. trước pháp luật.