Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

Câu 2:

Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là

A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 3:

Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền

A. tăng thu nhập.

B. miễn giảm thuế.

C. tự chủ đăng kí kinh doanh.

D. kinh doanh không cần đăng kí.

Câu 4:

Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng trong

A. tuyển dụng lao động.

B. giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 5:

Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua

A. mức lương và bảo hiểm.

B. quyền lợi lao động.

C. công việc và mức lương.

D. hợp đồng lao động.

Câu 6:

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua

A. vị trí làm việc.

B. tìm việc làm.

C. thời gian làm việc.

D. mức lương.

Câu 7:

Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ

A. thân ai người đó lo.

B. thoái thác trách nhiệm.

C. tranh giành tài sản.

D. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.

Câu 8:

Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được hưởng ưu đãi là bình đẳng trong

A. thực hiện quyền kinh doanh.

B. tìm kiếm việc làm.

C. thực hiện quyền lao động.

D. lựa chọn việc làm.

Câu 9:

Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản

A. bố mẹ cho con.

B. thừa kế của con.

C. riêng của vợ hoặc chồng.

D. chung của vợ và chồng.

Câu 10:

Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền

A. sử dụng hay bán.

B. bán hay cho thuê.

C. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

D. sở hữu, sử dụng, định đoạt.

Câu 11:

Không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại có ảnh hưởng tới chức năng làm mẹ là thể hiện

A. bình đẳng trong sản xuất.

B. bất bình đẳng trong kinh doanh.

C. bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 12:

Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi được gọi là

A. làm việc.

B. kinh doanh.

C. đầu tư.

D. sinh lời.

Câu 13:

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử là quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Kinh doanh.

B. Sản xuất.

C. Lao động.

D. Công dân.

Câu 14:

Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Bình đẳng.

B. Tự nguyện.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

D. Hai bên cùng hợp tác có lợi.

Câu 15:

Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở điểm nào sau đây?

A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

C. Lựa chọn nghành, nghề, địa điểm kinh doanh.

D. Lựa chọn thủ đoạn để thu lợi trong kinh doanh.

Câu 16:

Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

B. Tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.

C. Cơ hội tiếp cận việc làm.

D. Thời gian nghỉ ngơi là như nhau.

Câu 17:

Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của người nào?

A. Vợ và chồng.

B. Vợ.

C. Chồng.

D. Bố mẹ và các con.

Câu 18:

Trường hợp nào sau đây là đúng khi bàn về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?

A. Tài sản do người chồng làm ra sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng.

B. Trong thời kì hôn nhân, tài sản ai làm ra thì mới có quyền định đoạt.

C. Đã là vợ chồng thì mọi tài sản đều là của chung.

D. Tài sản vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân là tài sản riêng.

Câu 19:

Theo luật lao động, quy định nào sau đây là sai khi áp dụng với lao động nữ?

A. Có quyền được hưởng chế độ thai sản.

B. Không được sa thải khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

C. Không sử dụng vào công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

D. Không sử dụng vào công việc đòi hỏi kĩ thuật cao.

Câu 20:

Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

Câu 21:

Phương án nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.

B. Có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ.

C. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.

D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Câu 23:

Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tích cực, chủ động, tự quyết.

D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

Câu 24:

Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tinh li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản cùa gia đình, lại được bà nội tên S đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K và bố con anh B.

B. Bà S và con trai anh B.

C. Bà S và bố con anh B.

D. Anh B và chị K.

Câu 25:

Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

B. Giám đốc K và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P.

D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

Câu 26:

Em A 13 tuổi, em C 17 tuổi, em D 14 tuổi 3 tháng cùng nhau phạm tội “giết người, cướp tài sản” tại xã X. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội ông N (bố của C), ông T(bố của D) đã khuyên các con ra đầu thú, tuy nhiên ông G (bố của A) đã dẫn 3 em trên bỏ trốn khỏi địa phương. Trong trường hợp này, những ai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

A. Em A, C và D.

B. Em C, D và ông G.

C. Ông N, T và ông G.

D. Ông T, N và em C.

Câu 27:

Hai quầy thuốc tân dược cùa chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái của cán bộ p giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị T, M va cán bộ P.

B. Chị T, D, M và cán bộ P.

C. Chị T, D và cán bộ P.

D. Chị T, D và M.

Câu 28:

Anh M, chị Q nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh xăng dầu tại cùng một địa điểm. Do chị Q là người nhà của ông H là lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp giấy phép nên hồ sơ của anh M bị loại. Thấy chị Q dù không đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn được cấp phép anh M đã thuê anh T tung tin chị Q thường xuyên nhập hàng kém chất lượng để bán. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh M, chị Q, anh T.

B. Anh M, ông H, anh T.

C. Anh M, ông H.

D. Ông H, anh T.

Câu 29:

Anh H, chị C, ông N cùng được tuyển vào công ty X một ngày, sau hai năm làm việc đến kỳ nâng bậc lương anh T quản đốc đã đề nghị giám đốc M không nâng bậc lương cho chị C vì cho rằng chị C là phụ nữ không làm được công việc nặng nhọc trong công ty. Anh T và giám đốc M còn yêu cầu anh H và ông N tung tin chị C lười biếng trong lao động, hay gây mất đoàn kết nội bộ. Trường hợp này những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Ông M, anh T.

B. Ông M, anh H.

C. Anh H, ông N.

D. Ông M, anh H, ông N.

Câu 30:

Em H là học sinh lớp 12, bố bị tai nạn qua đời, mẹ bị bệnh nặng. Hàng ngày ngoài giờ học em đi làm thêm, đồng thời chăm sóc mẹ và đứa em nhỏ của mình. Em H đã thực hiện đúng nội dung bình đẳng nào dưới đây trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con.

B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.

C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu, anh, chị, em.

D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, anh, chị em.

Câu 31:

Ông X đã tập hợp tất cả các em nhỏ lang thang cơ nhỡ về nhà mình ở, hàng ngày ông bắt các em làm việc ở trang trại của ông từ sáng tinh mơ đến tối. Ông X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng trong lao động.

C. Bình đẳng trong gia đình.

D. Bình đẳng trong hôn nhân.

Câu 32:

Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đỉnh?

A. Chị A, anh B và chị H.

B. Chị A và con rể.

C. Chị A, anh B, con rể và chị H.

D. Chị A, anh B và con rể.

Câu 33:

Sau khi kết hôn, người vợ nghe lời chồng ở nhà chăm sóc gia đình để anh yên tâm công tác. Sau một thời gian tích góp, anh đã mua được một chiếc ô tô và đăng kí mang tên anh. Theo qui định của pháp luật, chiếc ô tô đó là tài sản của ai?

A. Vợ và chồng.

B. Người chồng.

C. Người vợ.

D. Các con.

Câu 34:

Sau khi bố qua đời, em H ở với mẹ kế là bà K. Bà K đã bắt H nghỉ học để đi lao động kiếm tiền cho bà, mọi việc trong nhà bà đều sai H vì cho rằng con đẻ của bà còn bận đi học. Bà K đã vi phạm nội dung nào của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Câu 35:

Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tài sản và sở hữu.

B. tài sản chung.

C. sở hữu.

D. nhân thân.