Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 (có đáp án): Pháp luật với sự phát triển của công dân (phần 2) (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời là nội dung của quyền nào dưới đây?

AQuyền phát triển.

BQuyền sáng tạo.

CQuyền học tập.

DQuyền học không hạn chế.

Câu 2:

Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền nào dưới đây?

A. tự do của công dân.

BHọc tập của công dân.

CLao động của công dân.

DPhát triển của công dân.

Câu 3:

Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về

AQuyền học tập

BThời gian học tập

CCơ hội học tập

DChế độ học tập

Câu 4:

Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với 

A. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

B. năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.

Cmục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.

D. mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.

Câu 5:

Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

ACông dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

BCông dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.

CMọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

DMọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.

Câu 6:

Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

AQuyền học tập.

BQuyền phát triển.

CQuyền sáng tạo.

DQuyền nghiên cứu khoa học.

Câu 7:

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo?

AQuyền tác giả.

BQuyền sở hữu công nghiệp.

CQuyền hoạt động khoa học, công nghệ.

DQuyền học tập suốt đời..

Câu 8:

Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và

A. khoa học công nghệ.

Bkhoa học kĩ thuật.

C. khoa học nhân văn.

Dkhoa học nghệ thuật.

Câu 9:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?

AĐược sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.

B. Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa.

CĐược cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

DĐược tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời.

Câu 10:

Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?

AHọc tập.

BSáng tạo.

CĐược phát triển.

DTự do.

Câu 11:

Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc là thể hiện quyền nào dưới đây?

AQuyền sáng tạo.

BQuyền dân chủ.

CQuyền học tập.

D. Quyền được phát triển.

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?

ALà quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

BLà cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.

CGiúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.

DTạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.

Câu 13:

Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện công bằng trong giáo dục?

ABan hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học.

BGiúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

CGiúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa.

DKhuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển.

Câu 14:

Phương án nào dưới đây là trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền sáng tạo?

ACố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.

BLuôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.

CKhông cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.

DChỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.

Câu 15:

Học sinh A giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh A đã được hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?

AThay đổi thông tin.

BỨng dụng kĩ thuật tiên tiến.

CBồi dưỡng để phát triển tài năng.

DPhát minh, sáng chế.

Câu 16:

Sau khi tập thơ của anh B được nhà xuất bản Y phát hành, chị X cho rằng anh B có hành vi vi phạm bản quyền nên đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh B vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

ASáng chế.

BSở hữu công nghiệp.

CChuyển giao công nghệ.

DTác giả.

Câu 17:

Trường N đặc cách cho em A vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh Z cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh Z đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?

ASáng tạo.

BĐược phát triển.

CThẩm định.

DQuản lí xã hội.

Câu 18:

Trường Y tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phướng hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?

AXã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

BƯu tiên đầu tư cho giáo dục.

CThực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

DMở rộng quy mô giáo dục.

Câu 19:

Thấy tiểu thuyết của nhà văn A hay, đạo diễn X đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn A biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

AGiải trí.

BPhát triển.

CSáng tạo.

DHọc tập.

Câu 20:

Em B rất yêu thích vẽ và muốn đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố mẹ B cho rằng học vẽ không có tương lai nên bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

AHọc tập.

BPhát triển.

CSáng tạo.

DGiải trí.

Câu 21:

Dù đã gần 50 tuổi nhưng bác Lan vẫn quyết tâm học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Bác Lan đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

AHọc không hạn chế.

BTự do lựa chọn ngành nghề học tập.

CTự do lựa chọn hình thức học tập.

DBình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 22:

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị A xin việc và đi làm được hai năm, sau đó vừa làm vừa học liên thông lên đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

AHọc ở bậc cao hơn.

BHọc không hạn chế.

CHọc bất cứ ngành nghề nào.

DBình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 23:

Trường hợp nào dưới đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?

ACon em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.

BĐạt giải học sinh giỏi quốc gia..

CNgười dân tộc thiểu số.

DThi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.

Câu 24:

Việc làm nào dưới đây giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân?

AMiễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

BCấp học bổng cho học sinh học giỏi.

CGiúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

DChăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.

Câu 25:

Sau khi học xong lớp 9, do muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường cao đẳng Múa Việt Nam và được bố mẹ đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?

AHọc suốt đời.

BHọc không hạn chế.

CTự do lựa chọn ngành, nghề học tập.

DBình đẳng về cơ hội học tập.