Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền học tập.

D. Quyền lao động.

Câu 2:

Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là công dân

A. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tai năng.

B. được học ở các trường đại học.

C. được học ở nơi nào mình thích.

D. được học môn học nào mình thích.

Câu 3:

Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích.

C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.

Câu 4:

Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học suốt đời.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

Câu 5:

Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Quyền học bất cứ nghành nghề nào mình thích.

B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

C. Quyền học không hạn chế.

D. Học ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

Câu 6:

Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Tự do nghiên cứu khoa học.

B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.

C. Đưa ra phát minh, sáng chế.

D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.

Câu 7:

Là học sinh giỏi xếp đầu khối, H đã được tuyển thẳng vào học ở trường Chuyên của tỉnh. Vậy, H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 8:

Công dân có quyền học ở các cấp /bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học không hạn chế.

B. quyền học thường xuyên.

C. quyền học ở nhiều bậc học.

D. quyền học theo sở thích.

Câu 9:

Việc học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Bình đẳng về thời gian học tập .

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 10:

Quyền học không hạn chế của công dân là công nhận công dân có quyền

A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.

C. học ở mọi lúc, mọi nơi.

D. học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.

Câu 11:

Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Vậy, anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền học tập và lao động.

B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền học thường xuyên.

D. Quyền tự do học tập.

Câu 12:

Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.

B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.

C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.

D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Câu 13:

Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được khuyến khích.

B. Quyền học tập.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được ưu tiên.

Câu 14:

Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Vậy, anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền lao động sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền cải tiến máy móc.

Câu 15:

Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền tác giả.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 16:

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.

B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.

C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.

D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu 17:

Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được tự chủ của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Câu 18:

Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.

C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.

D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Câu 19:

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. tự do học tập.

C. học bất cứ nơi nào.

D. bình đẳng về trách nhiệm học tập.

Câu 20:

D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, vì vậy D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. Vậy, D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập theo sở thích.

B. Quyền học tập không hạn chế.

C. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.