Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 (có đáp án): Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (phần 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy.

B. Giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.

C. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân.

D. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy, tiền chất, thuốc hướng thần.

Câu 2:

Theo pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho người bán dâm trong các cơ sở chữa bệnh.

B. Tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho người bán dâm.

C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người bán dâm.

D. Tổ chức hoạt động mại dâm.

Câu 3:

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Nam đủ 17 tuổi.

B. Nam đủ 18 tuổi.

C. Nam sắp17 tuổi.

D. Nam 18 tuổi.

Câu 4:

Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của

A. mọi công dân.

B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường.

C. riêng cán bộ công chức nhà nước.

D. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ.

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây là một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Giữ gìn trật tự khu dân cư.

C. Đảm bảo an ninh xã hội.

D. Phòng chống buôn bán ma túy.

Câu 6:

Sau khi phát hiện ra hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nhiệm vụ nào của người sản xuất, kinh doanh ?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng.

D. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.

Câu 7:

Do bị bạn bè rủ rê, H đã một số lần thử hút thuốc có chứa chất ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của H đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Giáo dục.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Phòng , chống tệ nạn xã hội.

D. Phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá.

Câu 8:

Tổ chức thực hiện cuộc vận động "toàn dân tập thể dục theo gương Bác Hồ vĩ đại" là góp phần thực hiện công tác nào dưới đây?

A. Xóa đói giảm nghèo.

B. Dân số.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 9:

Nước thải Nhà máy Y đã được xử lí đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, Công ty Y đã

A. thể hiện trách nhiệm của công ty đối với môi trường.

B. chú trọng môi trường làm việc của công dân.

C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

D. bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh.

Câu 10:

Nước thải chưa được xử lí của Nhà máy G đã được xả thẳng ra khu dân cư xung quanh. Trong trường hợp này, nhà máy G đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào ?

A. Dịch vụ.

B. Công nghiệp.

C. Sản xuất, kinh doanh.

D. Lao đông.

Câu 11:

Ông A đốt rừng làm nương rãy khiến gần một héc-ta rừng phòng vệ đầu nguồn bị cháy. Hành vi của ông A là đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bảo vệ rừng.

B. Quốc phòng an ninh.

C. Dân số.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 12:

Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty D đã đền bù cho dù những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty D hướng đến mục đích nào dưới đây?

A. Xóa đói giảm nghèo.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 13:

Hưởng ứng chương trình " Góp cờ tổ quốc cho Trường Sa" , trường THPT B đã phát động phong trào góp cờ trong toàn trường.Phong trào này nhằm góp phần giáo dục cho công dân học sinh về nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?

A. Học tập.

B. Lao động.

C. Xây dựng đất nước.

D. Bảo vệ Tổ quốc.

Câu 14:

Thời gian qua, Hội cựu chiến binh đã phát động trong mọi tầng lớp nhân dân phong trào "Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa". Phong trào này cho thấy bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của

A. toàn quân.

B. tập thể.

C. xã hôi.

D. toàn dân.

Câu 15:

Ông T bắt được một con rùa biển thuộc danh mục động vật quý hiếm của nhà nước cấm kinh doanh nhưng lại rao bán. Hành vi này của ông T vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Quốc phòng an ninh.

D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 16:

Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do

A. kinh doanh khi có đủ các điều kiện vật chất.

B. kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật cho phép.

C. quyết định thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào.

D. quyết định mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

Câu 17:

Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?

A. Người chưa thành niên.

B. Người thành niên.

C. Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

D. Cán bộ công chức về hưu.

Câu 18:

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự đối với nữ (có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu chuyên môn của Quân đội nhân dân) là

A. đủ 17 tuổi trở lên.

B. đủ 18 tuổi trở lên.

C. đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 19:

Là nam đủ tuôi đăng kí nghĩa vụ quân sự em nên

A. chủ động tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự.

B. trốn tránh đăng kí nghĩa vụ quân sự.

C. không đăng kí nghĩa vụ quân sự.

D. xin hoãn đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Câu 20:

Nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh bao gồm:

A. nộp thuế, bảo vệ môi trường.

B. tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

C. kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 21:

Các biện pháp kinh tế - tài chính để Nhà nước xóa đói, giảm nghèo không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo.

B. mở rộng hình thức trợ giúp người nghèo.

C. cho vay vốn ưu đãi.

D. bình ổn mật độ dân số.

Câu 22:

Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành

A. thường xuyên.

B. thi thoảng.

C. gián đoạn.

D. theo lộ trình.

Câu 23:

Trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng có tầm quan trọng

A. đặc biệt.

B. quyết định.

C.thường xuyên.

D. tất yếu.

Câu 24:

Mức phạt nhẹ nhất khi cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là

A. xử lí hành chính

B. xử lí kỷ luật.

C. xử lí dân sự

D. xử lí hình sự.

Câu 25:

Mức phạt nặng nhất khi cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là

A. xử lí hành chính.

B. xử lí kỷ luật.

C. xử lí dân sự.

D. xử lí hình sự.