Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa.
B. Truyền thống quê hương.
C. Bảo vật quốc gia.
D. Truyền thống dân tộc.
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ
A. thế hệ này qua thế hệ khác.
B. người này qua người khác.
C. dân tộc này qua dân tộc khác.
D. địa phương này qua địa phương khác.
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt
A. kinh tế, chính trị, xã hội.
B. văn hóa, chính trị, xã hội.
C. lịch sử, văn hóa, khoa học.
D. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
Di sản văn hóa thường được phân chia thành mấy loại?
A. 2 loại.
B. 4 loại.
C. 6 loại.
D. 8 loại.
Đờn ca tài tử Nam Bộ được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa vật chất.
D. Di sản thiên nhiên.
Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa, Việt Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa tinh thần.
D. Di sản thiên nhiên.
Những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa tinh thần.
D. Di sản thiên nhiên.
Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa vật chất.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản hỗn hợp.
D. Di sản thiên nhiên.
Di sản nào dưới đây được xếp vào loại hình di sản văn hóa vật thể?
A. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
B. Dân ca quan họ.
C. Lễ cấp sắc của người Dao.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Di sản nào dưới đây được xếp vào loại hình di sản văn hóa phi vật thể?
A. Dinh Độc lập (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).
B. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ, Việt Nam).
C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội,Việt Nam).
D. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam).
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây phản ánh về di sản văn hóa của Việt Nam?
A. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
B. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
D. Ai về qua huyện Đông Anh/ Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương.
Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
Ở Việt Nam, ngày 23/11 hằng năm có ý nghĩa là:
A. ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
B. ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. ngày Gia đình Việt Nam.
D. ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Chị H tham gia câu lạc bộ hát Xoan của tỉnh Phú Thọ.
B. Anh K không nghe dân ca quan họ vì cho rằng cổ hủ.
C. Bạn P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
D. Chị T phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Nghệ nhân C truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ sau.
B. Anh Q xả rác bừa bãi khi tham quan di tích Cố đô Huế.
C. Bạn H tham gia câu lạc bộ hát Xoan của tỉnh Phú Thọ.
D. Tập thể lớp 7A tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
Trong một lần đi tham quan di tích tại Huế, thất trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khác. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?
A. Bạn P.
B. Bạn Q.
C. Bạn T.
D. Cả 3 bạn: P, Q, T.
Ở Việt Nam, ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?
A. Ngày 30/4 hằng năm.
B. Ngày 2/9 hằng năm.
C. Ngày 23/11 hằng năm.
D. Ngày 25/6 hằng năm.