Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.

A. Cháy, nổ.

B. Ngộ độc thực phẩm.

C. Tai nạn vũ khí gây ra.

D. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Thiết bị điện bị quá tải.

B. Bảo quản thực phẩm sai cách.

C. Nắng nóng kéo dài.

D. Rò rỉ khí ga.

Câu 3:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.

C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.

Câu 4:

Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.

C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Câu 5:

Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007?

A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.

B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.

C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

Câu 6:

Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?

A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ.

B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.

C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm.

Câu 7:

Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.

C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.

D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Câu 8:

Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.

B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định.

C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép.

D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Câu 9:

Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.

B. Ông B.

C. Ông B và anh C.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 10:

Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?

Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.

A. Hai bạn K và V.

B. Bạn K.

C. Bạn T.

D. Bạn V.

Câu 11:

Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân.

B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.

C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.

D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.

Câu 12:

Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?

A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.

B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.

C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.

D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.

Câu 13:

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.

B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.

C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng chho phép.

D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

Câu 14:

Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.

B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.

C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.

D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.

Câu 15:

Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.

B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.