Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh được gọi là
A. súng bộ binh.
B. súng thần công.
C. súng thần cơ.
D. súng hỏa mai.
Súng trường CKC và súng tiểu liên AK có điểm gì giống nhau?
A. Chỉ bắn được phát một.
B. Dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
C. Bắn được liên thanh và phát một.
D. Là loại súng tự động và bán tự động.
So với súng trường CKC, súng tiểu liên AK có điểm gì khác biệt?
A. Súng bắn được liên thanh và phát một.
B. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
C. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng trường CKC?
A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt sinh lực địch.
B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
C. Súng bắn được liên thanh và phát một.
D. Súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?
A. 30 viên đạn.
B. 40 viên đạn.
C. 50 viên đạn.
D. 60 viên đạn.
Khi bắn phát một, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là
A. 40 phát/ phút.
B. 60 phát/ phút.
C. 80 phát/ phút.
D. 100 phát/ phút.
Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm của súng tiểu liên AK là
A. 400 m.
B. 350 m.
C. 800 m.
D. 500 m.
Súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?
A. 11 bộ phận chính.
B. 12 bộ phận chính.
C. 13 bộ phận chính.
D. 14 bộ phận chính.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?
A. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác.
B. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
C. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng.
D. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp.
Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?
A. 7 bước.
B. 8 bước.
C. 9 bước.
D. 10 bước.
Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự
A. từ trên xuống dưới.
B. từ dưới lên trên.
C. từ trái qua phải.
D. từ phải qua trái.
Khi lắp đủ 30 viện đạn, khối lượng của súng tiểu liên AK là
A. 4.3 kg.
B. 5.3 kg.
C. 6.3 kg.
D. 7.3 kg.
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…… là chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy)”?
A. Vật cản.
B. Thuốc nổ.
C. Súng bộ binh.
D. Vũ khí tự tạo.
Thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4 có điểm gì giống nhau?
A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
B. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt, vị đắng.
C. Nóng chảy ở 81 °C, chảy ở 310 °C, nổ ở 350 °C.
D. Dẻo, nhào nặn dễ dàng; màu trắc đục, vị hơi ngọt.
So với thuốc nổ C4, thuốc nổ TNT có điểm gì khác biệt?
A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
B. Có tính dẻo, nhào nặn dễ dàng.
C. Dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
D. Màu trắng đục, mùi hắc, vị hơi ngọt.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ C4?
A. Có dạng tinh thể rắn; màu vàng nhạt, vị đắng.
B. Sử dụng trong điều kiện nhiệt độ từ -30 °C đến 50 °C.
C. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, nhào nặn dễ dàng, vị hơi ngọt.
D. Gồm 80% thuốc nổ mạnh Hexogen bột trộn với 20% chất kết dính.
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương”?
A. Vật cản.
B. Thuốc nổ.
C. Súng bộ binh.
D. Vũ khí tự tạo.
Các đối tượng như: rừng, núi, sông, hồ,… là
A. vật cản nhân tạo.
B. vật cản tự nhiên.
C. vật cản nổ.
D. vật cản không nổ.
Đối tượng nào dưới đây là vật cản nổ?
A. Hàng rào điện.
B. Mìn chống tăng.
C. Hàng rào thép gai.
D. Vách đứng, vách hụt.
Các loại vũ khí như: dao, mã tấu, giáo, mác, gậy tầm vông, tổ ong… được xếp vào nhóm
A. vũ khí tự tạo.
B. vũ khí thể thao.
C. vũ khí quân dụng.
D. công cụ hỗ trợ.