Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Phát triển kinh tế

B. Sản xuất của cải vật chất

C. Quá trình lao động

D. Quá trình sản xuất

Câu 2:

Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

A. Cơ sở tồn tại và phát triển

B. Động lực phát triển

C. Thước đo phát triển

D. Cơ sở tồn tại

Câu 3:

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. Giàu có và thoải mái hơn

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng

Câu 4:

Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Sức lao động

B. Đối tượng lao động

C. Tư liệu lao động

D. Lao động

Câu 5:

Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. Lao động

B. Sức lao động

C. Đối tượng lao động

D. Tư liệu lao động

Câu 6:

Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. Lao động

B. Sức lao động

C. Vận động

D. Sản xuất vật chất

Câu 7:

Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. Tư liệu lao động

B. Cách thức lao động

C. Đối tượng lao động

D. Hoạt động lao động

Câu 8:

Đối tượng lao động gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9:

Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?

A. Tôm cá

B. Sắt thép

C. Sợi vải

D. Hóa chất

Câu 10:

Con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn khiến cho đối tượng lao động ngày càng

A. Hạn chế

B. Thu hẹp

C. Đa dạng

D. Tăng lên

Câu 11:

Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là

A. Đối tượng lao động

B. Đối tượng sản xuất

C. Tư liệu sản xuất

D. Tư liệu lao động

Câu 12:

Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?

A. Công cụ lao động

B. Hệ thống bình chứa

C. Tư liệu sản xuất

D. Kết cấu hạ tầng

Câu 13:

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động

B. Hệ thống bình chứa

C. Kết cấu lao động

D. Quan trọng như nhau

Câu 14:

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

A. Đối tượng lao động

B. Tư liệu lao động 

C. Sức lao động

D. Tư liệu sản xuất

Câu 15:

Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?

A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động

B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo

C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá

D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường

Câu 16:

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội được gọi là

A. Phát triển đời sống

B. Phát triển văn hóa

C. Phát triển xã hội

D. Phát triển kinh tế

Câu 17:

Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế

B. Quy mô tăng trưởng kinh tế

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

D. Cơ cấu kinh tế hợp lí

Câu 18:

Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế

A. Ổn định

B. Bền vững

C. Liên tục

D. Phù hợp

Câu 19:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Giúp có việc làm và tạo thu nhập ổn định

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Gia tăng phúc lợi xã hội

D. Phát triển toàn diện bản thân

Câu 20:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?

A. Giảm bớt đói nghèo

B. Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng

C. Tạo tiền đề vật chất phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

D. Tạo tiền đề thực hiện tốt các chức năng của gia đình

Câu 21:

Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết góp phần phát triển kinh tế quốc gia?

A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài

B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt"

C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể

D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường

Câu 22:

Ông A là giám đốc công ty X muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?

A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca

B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn

C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân

D. Đổi mới công nghệ sản xuất

Câu 23:

Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. Đồ vật

B. Hàng hóa

C. Tiền tệ

D. Kinh tế

Câu 24:

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người

C. Thông qua trao đổi, mua bán

D. Có giá cả xác định để trao đổi

Câu 25:

Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. Xã hội

B. Lịch sử

C. Vĩnh viễn

D. Bất biến

Câu 26:

Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên

C. Rau nhà trồng để nấu ăn

D. Cây xanh trong công viên

Câu 27:

Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc

B. Đồ ăn bán ngoài chợ

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà

D. Rau nhà trồng để ăn

Câu 28:

Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29:

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Câu 30:

Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng

B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa

C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm

D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm