Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có lời giải) Công dân với các vấn đề chính trị xã hội (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới
Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải vì
A. Mang lại độc lập thực sự cho đất nước
B. Xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột cho nhân dân
C. Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện
D. Mang lại tự do, dân chủ cho tầng lớp thống trị
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của
A. Thế giới
B. Dân tộc
C. Nhân dân
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa
B. Sự phát triển về kinh tế
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng
D. Sự phát triển về giáo dục
V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển
A. Phong kiến
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Tư bản chủ nghĩa
Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ
D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện
B. Gián tiếp
C. Trực tiếp
D. Lâu dà
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện
B. Lâu dài
C. Trực tiếp
D. Gián tiếp
Nhận thức nào dưới đây góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa?
A. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Nghi ngờ về khả năng và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
C. Mong muốn đất nước đi theo con đường chủ nghĩa tư bản để giàu mạnh
D. Chỉ quan tâm đến các mặt tiêu cực của xã hội và chán nản
Nước ta đi lên con đường chủ nghĩa xã hội là
A. Phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước
B. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
C. Do ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo
D. Do tác động của tình hình thế giới
Nước ta tất yếu thực hiện đi lên CNXH bỏ qua TBCN vì
A. Chưa có nền kinh tế đại công nghiệp của TBCN
B. Chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội
C. Kinh tế lạc hậu, kém phát triển, chính trị bất ổn
D. Giặc đói và giặc dốt đang hoành hành
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội
A. Cộng sản nguyên thủy
B. Phong kiến
C. Chiếm hữu nô lên
D. Tư bản chủ nghĩa
Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng
A. Kinh tế phát triển
B. Năng suất lao động tăng
C. Phân chia giai cấp
D. Phân chia đẳng cấp
Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì
A. Xảy ra chiến tranh
B. Nhà nước ra đời
C. Triệt tiêu giai cấp
D. Mâu thuẫn biến mất
Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
D. Cả A, B và C
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Thống trị
D. Bị trị
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp thống trị
C. Giai cấp công – nông – trí thức
D. Giai cấp bị trị
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả
A. Tính nhân dân và tính dân tộc
B. Tính nhân dân và tính giai cấp
C. Tính giai cấp và tính dân tộc
D. Tính giai cấp và tính hiện đại
Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là
A. Công an
B. Quốc hội
C. Tòa án
D. Nhà nước
Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình
Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước
B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật
D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
Hoạt động nào dưới đây thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân?
A. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội
B. Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia
C. Tạo sự ổn định chính trị trong nước
D. Tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng CNXH
Khi thấy chính quyền địa phương có những biểu hiện chưa công khai minh bạch chuyện tài chính, bà M kiên quyết phê bình và đấu tranh. Việc này thể hiện bà M
A. Thích thể hiện bản thân
B. Muốn gây rối với chính quyền địa phương
C. Có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí Nhà nước
D. Thích gây sự chú ý
Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người
A. Thích xen vào chuyện người khác
B. Thích thể hiện bản thân
C. Có uy tín trong khu phố
D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương
Khi đang đi cắm trại ngoài thiên nhiên, A và B vô tình phát hiện một nhóm người có hành động lén lút đổ những thùng chất thải lớn xuống hồ. A định ngăn cản nhưng B không đồng ý vì sợ bị nhóm người đó làm hại. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách nào để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Rủ B đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an
B. Đồng ý với B vì xử lí việc này là trách nhiệm của công an
C. Không thoải mái với ý kiến của B nhưng im lặng và bỏ về
D. Lấy điện thoại quay video và đưa lên Facebook
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
A. Nhân dân
B. Lãnh đạo
C. Giai cấp thống trị
D. Giai cấp bị trị
Trong cuộc trò chuyện giờ ra chơi, A cho rằng hiện nay mình chỉ là học sinh, chỉ cần tập trung vào học, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước khác vì không cần thiết. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Đồng tình và làm theo ý kiến của A
B. Phân tích cho bạn thấy trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại
C. Không đồng tình nhưng không nói thêm gì cả
D. Không quan tâm tới ý kiến của A, cho rằng đó chỉ là suy nghĩ trẻ con
Khi học bài về chính sách đối ngoại, các bạn học sinh đã có những ý kiến cá nhân khác nhau về vấn đề hợp tác. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Chỉ nên hợp tác với những nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa
B. Chỉ cần có mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là đủ
C. Chỉ nên hợp tác với các nước lớn, các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế
D. Nên hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế theo đúng nguyên tắc đã đặt ra