Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có lời giải) Công dân với các vấn đề chính trị xã hội (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

A. Nhân dân

B. Lãnh đạo

C. Giai cấp thống trị

D. Giai cấp bị trị

Câu 2:

Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất

A. Xã hội

B. Giai cấp

C. Nhà nước

D. Nhân dân

Câu 3:

So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về

A. Lượng

B. Chất

C. Sự lãnh đạo

D. Đảng cầm quyền

Câu 4:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Trí thức

D. Tiểu tư sản

Câu 5:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào?

A. Tư hữu

B. Sở hữu hỗn hợp

C. Công hữu

D. Cả A và C

Câu 6:

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi là nền dân chủ

A. Rộng rãi nhất, triệt để nhất

B. Lâu dài nhất, hiện đại nhất

C. Hiện đại nhất, triệt để nhất

D. Văn minh nhất, đặc biệt nhất

Câu 7:

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Quyền sáng tác, phê bình văn học

B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi

C. Quyền tự do kinh doanh

D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

B. Quyền bình đẳng nam nữ

C. Quyền tự do ngôn luận

D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý

Câu 9:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa

B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật

C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe

D. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của mình

Câu 10:

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực xã hội?

A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội

B. Quyền tự do kinh doanh

C. Quyền tham gia bầu cử

D. Quyền được sáng tác, phê bình nghệ thuật

Câu 11:

Có mấy hình thức dân chủ cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12:

Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước

A. Dân chủ gián tiếp

B. Dân chủ đại diện

C. Dân chủ trực tiếp

D. Dân chủ kiểu mới

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay?

A. Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước

B. Thực hiện sáng kiến pháp luật

C. Nhân dân tự quản

D. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp

Câu 14:

Hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước gọi là

A. Dân chủ gián tiếp

B. Dân chủ hiện đại

C. Dân chủ trực tiếp

D. Dân chủ kiểu mới

Câu 15:

Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép người dân bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên

A. Lĩnh vực xã hội

B. Lĩnh vực chính trị

C. Lĩnh vực văn hóa

D. Mọi lĩnh vực

Câu 16:

Ông A tích cực tham gia bầu tổ trưởng dân phố là thực hiện quyền dân chủ

A. Đại diện

B. Gián tiếp

C. Trực tiếp

D. Hình thức

Câu 17:

Đến ngày đi bầu cử nhưng nhà có giỗ nên bố em định tranh thủ đi bầu rồi bỏ phiếu luôn cho cả ông, bà, mẹ và chị gái của em. Em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện hiểu biết của mình về dân chủ?

A. Tán thành vì ý kiến của bố là rất hợp lí

B. Không tán thành nhưng im lặng vì mình là con

C. Đề nghị để mình đi bỏ phiếu hộ, còn bố cứ ở nhà lo việc

D. Giải thích cho bố mỗi công dân phải tự đi bỏ phiếu mới đúng quyền dân chủ

Câu 18:

Ý kiến nào sau đây phản ánh đúng tình hình dân số nước ta hiện nay?

A. Quy mô dân số vừa

B. Tốc độ tăng dân số chậm

C. Chất lượng dân số cao

D. Mật độ dân số cao, phân bố chưa hợp lí

Câu 19:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?

A. Giảm tốc độ gia tăng dân số

B. Phân bố dân cư hợp lí 

C. Mở rộng thị trường lao động

D. Nâng cao chất lượng dân số

Câu 20:

Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng để thực hiện chính sách dân số?

A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kế hoạch hóa gia đình

B. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ

C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Câu 21:

Nhà nước ta đặt mục tiêu tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số là vì

A. Quy mô dân số lớn

B. Mật độ dân số nhanh

C. Kết quả giảm sinh chưa vững chắc

D. Chất lượng dân số cao

Câu 22:

Nhà nước ta thực hiện nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần

A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

B. Giảm quy mô dân số

C. Nâng cao chất lượng dân số

D. Phân bố dân số hợp lí

Câu 23:

Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong việc góp phần thực hiện chính sách dân số?

A. Sinh thật nhiều con để tạo nguồn lao động cho gia đình

B. Sống tập trung ở thành phố vì có điều kiện kinh tế tốt

C. Lựa chọn giới tính, chỉ sinh con trai để nối dõi tông đường

D. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Câu 24:

Hành vi nào dưới đây chưa thực hiện đúng chính sách dân số?

A. Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình

B. Sẵn sàng đi xây dựng vùng kinh tế mới

C. Sinh nhiều con vì đông con hơn nhiều của

D. Không có quan niệm trọng nam khinh nữ

Câu 25:

Nội dung nào sau đây thể hiện đúng thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay?

A. Nguồn nhân lực hiện đại, có chất lượng cao

B. Thừa lao động, thiếu việc làm là vấn đề bức xúc

C. Tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao

D. Thị trường lao động rộng mở, nhiều cơ hội cho người lao động

Câu 26:

Nội dung nào không phải là mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Phát triển nguồn nhân lực

B. Mở rộng thị trường lao động

C. Giữ nguyên tỉ lệ thất nghiệp

D. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề

Câu 27:

Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta

A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số

D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân

Câu 28:

Đâu là phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?

A. Mở rộng thị trường lao động

B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề

C. Nâng cao chất lượng dân số

D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp

Câu 29:

Để thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm, công dân cần

A. Kiên quyết bám trụ ở thành phố, không chịu đi các tỉnh xa 

B. Làm giàu bằng bất kì cách nào

C. Tích cực tham gia lao động sản xuất, gia tăng thu nhập

D. Sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà

Câu 30:

Anh X nhà hàng xóm sắp đi xuất khẩu lao động. Trong cuộc nói chuyện, thấy anh X có ý định sẽ bỏ trốn ra ngoài tìm việc làm chui để kiếm thu nhập cao hơn, em sẽ làm gì?

A. Ý kiến của anh X không đúng nhưng là việc cá nhân nên không quan tâm

B. Ủng hộ ý kiến của anh vì đã biết chủ động tìm kiếm việc làm tăng thu nhập

C. Khen ngợi vì việc làm ấy sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình

D. Không đồng tình, giải thích và khuyên anh không nên làm như vậy

Câu 31:

Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?

A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề

B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân

C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

D. Cả A, B và C

Câu 32:

Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?

A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc

B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước