Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có lời giải) Công dân với các vấn đề chính trị xã hội (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nội dung nào dưới đây không nhằm mục tiêu xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ?

A. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học

B. Tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật

C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

D. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

Câu 2:

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” thể hiện

A. Vai trò của văn hóa

B. Nhiệm vụ của văn hóa

C. Phương hướng cơ bản của chính sách văn hóa

D. Mục tiêu của chính sách văn hóa

Câu 3:

Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa

A. Con người và xã hội

B. Đời sống vật chất và tinh thần

C. Cá nhân và tập thể

D. Đời sống và nghệ thuật

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của văn hóa?

A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa

C. Phát huy sức sáng tạo của con người

D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của văn hóa?

A. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến

C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

D. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

A. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc

B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

C. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa

D. Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần

Câu 7:

Nội dung đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn, nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới thể hiện phương hướng nào của chính sách văn hóa?

A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân

C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc

D. Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân

Câu 8:

Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?

A. Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học

B. Không quan tâm đến những thói hư, tật xấu trong xã hội

C. Chỉ quan tâm đến kiến thức khoa học, không quan tâm đến đạo đức

D. Không quan tâm đến các nền văn hóa của thế giới

Câu 9:

Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và công nghệ?

A. Chủ động tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại

B. Kiên trì sử dụng các thiết bị đã cũ, lạc hậu

C. Liên tục nghiên cứu, chiếm lĩnh kiến thức khoa học – kĩ thuật hiện đại

D. Bảo tồn, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa

Câu 10:

Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc

B. Phê phán, bài trừ những hủ tục lạc hậu

C. Giới hạn số lượng các trường học, có sở giáo dục

D. Tự giác thường xuyên nâng cao trình độ học vấn

Câu 11:

Nội dung “trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” thể hiện

A. Vai trò của quốc phòng và an ninh

B. Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh

C. Phương hướng cơ bản của quốc phòng và an ninh

D. Trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng và an ninh

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh?

A. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện

B. Duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội

C. Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước

D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?

A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

B. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh

C. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội

D. Coi lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt

Câu 14:

Nội dung nào dưới đây không phải phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?

A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

B. Kết hợp quốc phòng với an ninh

C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc

D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện

Câu 15:

Nhà nước ta thực hiện phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào

A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

B. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

C. Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 16:

Nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh, đất nước ta cần kết hợp sức mạnh dân tộc với

A. Sức mạnh quốc tế

B. Sức mạnh kinh tế

C. Sức mạnh thời đại

D. Sức mạnh khoa học

Câu 17:

Sức mạnh thời đại bao gồm những gì?

A. Sức mạnh của khoa học và công nghệ

B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới

C. Cả A và B

D. Cả A và B đều sai

Câu 18:

Sức mạnh dân tộc bao gồm những gì?

A. Những truyền thống tốt đẹp

B. Sức mạnh của văn hóa tinh thần

C. Sức mạnh vật chất của dân tộc

D. Cả A, B và C

Câu 19:

Để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh là điều

A. Cần thiết

B. Không cần thiết

C. Tất yếu

D. Nên làm

Câu 20:

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là một đòi hỏi mang tính

A. Ngẫu nhiên

B. Tất nhiên

C. Khách quan

D. Chủ quan

Câu 21:

Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của ai?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Quân đội nhân dân Việt Nam

C. Toàn thể nhân dân Việt Nam

D. Cả A, B và C

Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh?

A. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước

B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân

C. Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh

D. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 23:

Khi phát hiện bạn cùng lớp có ý định tham gia một cá độ bóng đá, em lựa chọn cách ứng xử nào để góp phần thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?

A. Không đồng tình nhưng coi như không biết gì

B. Khuyến khích bạn tích cực tham gia

C. Cùng bạn rủ thêm người khác cùng tham gia

D. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm

Câu 24:

Anh trai bạn X nhận được giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ X đều vô cùng lo lắng, sợ con trai phải chịu khổ nên định nhờ người tìm cách để anh được miễn nhập ngũ. Theo em, X nên làm gì để góp phần thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?

A. Đồng tình, ủng hộ hành động của cha mẹ

B. Coi như không biết vì đó là việc của bố mẹ

C. Không đồng tình nhưng cũng không nói gì thêm

D. Khuyên bố mẹ nên động viên anh X thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân

Câu 25:

Hiện nay, vấn đề tranh chấp ở biển Đông đang rất được người dân quan tâm. Trong cuộc tranh luận, một bạn học sinh lớp 11D có ý kiến cho rằng: Giải quyết tranh chấp là vấn đề của Nhà nước và quân đội, còn người dân bình thường đâu biết gì mà tham gia, huống hồ là học sinh nhỏ tuổi như chúng mình. Nếu em cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?

A. Không quan tâm ý kiến của bạn, chỉ cần mình có trách nhiệm là được

B. Phê phán gay gắt và cho rằng bạn là người phản quốc

C. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi sinh hoạt về chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

D. Ủng hộ ý kiến của bạn vì mình còn nhỏ, chưa thể tham gia thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh

Câu 26:

Vai trò của chính sách đối ngoại là gì?

A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi

B. Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước

C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế

D. Cả A, B và C

Câu 27:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Giữ vững môi trường hòa bình

B. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới

C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Câu 28:

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

B. Ủng hộ các kế hoạch diễn biến hòa bình trên thế giới

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi

Câu 29:

Nước ta thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển và

A. Quyền tự do

B. Quyền bình đẳng

C. Quyền riêng tư

D. Quyền được tôn trọng

Câu 30:

Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng đối ngoại nào?

A. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

Câu 31:

Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?

A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại