Trắc nghiệm Giao thoa sóng có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là 0,5m/s, cần rung có tần số 40Hz. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2.

A. 2,5cm 

B. 1,25cm 

C. 0,625cm 

D. 0,3125cm 

Câu 2:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là 3,6m/s, A là điểm dao động với biên độ cực đại và B là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần A nhất, biết AB=4cm. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?

A. 28,8 Hz 

B. 90 Hz 

C. 22,5 Hz 

D. 45 Hz 

Câu 3:

Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động

A. Lệch pha nhau góc π3

B. Cùng pha nhau 

C. Ngược pha nhau

D. Lệch pha nhau góc π2 

Câu 4:

Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:

A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi. 

B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu lớn hơn và cực đại cũng lớn hơn. 

C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau. 

D. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên. 

Câu 5:

Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau AB=8(cm). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2 (cm). Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là:

A. 11 

B. 12 

C. 13 

D. 14 

Câu 6:

Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau dao động chạm nhẹ trên mặt chất lỏng, cùng tấn số 100Hz, cùng pha theo phương vuông vuông góc với mặt chất lỏng. Vận tốc truyền sóng 20m/s. Số điểm không dao động trên đoạn là: AB = 1m

A. 11 điểm 

B. 20 điểm 

C. 10 điểm 

D. 15 điểm 

Câu 7:

Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 10(cm) có hai nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các phương trình: u1=0,2.cos50πtcmu1=0,2.cos50πt+πcm. Vận tốc truyền sóng là 0,5 (m/s). Coi biên độ sóng không đổi. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB?

A. 8

B. 9

C. 10

D. 11

Câu 8:

Hai nguồn sóng cùng biên độ cùng tần số và ngược pha. Nếu khoảng cách giữa hai nguồn là: AB=16,2λ thì số điểm đứng yên và số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB lần lượt là:

A. 32 và 33 

B. 34 và 33 

C. 33 và 32 

D. 33 và 34 

Câu 9:

Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì:

A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi. 

B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn. 

C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau. 

D. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên. 

Câu 10:

Trong giao thoa sóng trên mặt nước, nếu quan sát hệ vân giao thoa trên trần nhà thì các hypebol sáng là ảnh của các vân giao thoa

A. Đứng yên vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này. 

B. Đứng yên vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.

C. Dao động cực đại vì ánh sáng không bị tán xạ khi truyền qua các vân này. 

D. Dao động cực đại vì ánh sáng bị tán xạ khi truyền qua các vân này.