Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 500 ml dd HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,5M

B. 0,6M

C. 0,15M

D. 0,3M

Câu 2:

Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là

A. 5,6 gam

B. 11,2 gam

C. 16,8 gam

D. 22,4 gam

Câu 3:

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần dùng V(ml) dung dịch HCl 2M. Giá trị của V cần tìm là:

A. 0,1

B. 100

C. 50

D. 300

Câu 4:

Cho 16,25 gam kẽm vào 300 gam dung dịch HCl lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là

A. 316,25 gam

B. 300,00 gam

C. 312,35 gam

D. 315,75 gam

Câu 5:

Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric. Thể tích  khí Hiđro thu được ở đktc là

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 6:

Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là

A. 63% và 37%.

B. 61,9% và 38,1%.

C. 61,5% và 38,5%

D. 65% và 35%

Câu 7:

Cho 1,25 lít dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của x là

A. 1,25

B. 2,0

C. 2,5 

D. 1,5

Câu 8:

Để trung hòa hoàn toàn 100ml dung dịch NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là:

A. 25ml

B. 50ml

C. 100ml

D. 200ml

Câu 9:

Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2vào 400 gam dung dịch HCl vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

A. 8,42%.

B. 5,34%

C. 9,36%

D. 14,01%.

Câu 10:

Hòa tan hoàn toàn một hiđroxit của kim loại R bằng dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối clorua có nồng độ 17,03%. Công thức hiđroxit của kim loại R là

A. Mg(OH)2

B. Cu(OH)2

C. Zn(OH)2

D. Fe(OH)3

Câu 11:

Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ . Oxit đó là:

A. CuO

B. CaO

C. MgO 

D. FeO

Câu 12:

Hòa tan 1,68 gam oxit của 1 kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Công thức của oxit là:

A.  CuO

B. CaO 

C. MgO

D.  FeO

Câu 13:

Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 4 g và 16 g

B. 10 g và 10 g

C. 8 g và 12 g 

D. 14 g và 6 g

Câu 14:

Hòa tan 10 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO và Cu vào dung dịch HCl loãng dư. Kết thúc phản ứng thấy có 2,24 lít khí H2(đktc) thoát ra và thu được dung dịch B và 0,8 gam chất rắn C. Cô cạn dung dịch B thu được m gam muối. Gía trị của m là:

A.  19,00 gam

B.  19,05 gam

C. 20 gam

D.  20,05 gam

Câu 15:

Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là0

A. 46,60

B. 34,95

C. 23,30

D. 27,96

Câu 16:

Khi cho axit tác dụng với bazơ thu được:

A. Muối và khí hiđro

B. Muối và nước

C. Dung dịch bazơ

D. Muối

Câu 17:

Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng

A. Hóa hợp

B. Trung hòa

C. Thế

Câu 18:

Phản ứng giữa natri hiđroxit và axit sunfuric loãng được gọi là phản ứng

A. hiđrat hóa

B. oxi hóa – khử

C. trung hòa

D. thế

Câu 19:

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

A. Cu(OH)2 và KCl

B. Cu(OH)2 và NaCl

C. CuOH và KCl

D. CuOH và NaCl

Câu 20:

Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp axit gồm HCl và H2SO4 cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu lần lượt là

A. 0,8M và 0,6M

B. 1M và 0,5M

C. 0,6M và 0,7M

D. 0,2M và 0,9M

Câu 21:

Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là

A. Mg

B. CaCO3

C. MgCO3

D. Na2SO3

Câu 22:

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe, Cu, Mg.

B. Zn, Fe, Cu.

C. Zn, Fe, Al.

D. Zn, Fe, Ag.

Câu 23:

Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là

A. CO2, SO2, CuO

B. SO2, Na2O, CaO

C. CuO, Na2O, CaO

D. CaO, SO2, CuO.

Câu 24:

Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là

A. Zn

B. Na2SO3

C. FeS

D. Na2CO3

Câu 25:

MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra

A. Chất khí cháy được trong không khí

B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong

C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống

D. Chất khí không tan trong nước

Câu 26:

Cho phản ứng: BaCO3 + 2X  H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là:

A. H2SO4 và BaSO4

B. HCl và BaCl2

C. H3PO4 và Ba3(PO4)2

D. H2SO4 và BaCl2

Câu 27:

Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 28:

Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 2,5 lít

B. 0,25 lít

C. 3,5 lít

D. 1,5 lít

Câu 29:

Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 2,22 g

B. 22,2 g

C. 23,2 g

D. 22,3 g

Câu 30:

Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M  cần để phản ứng hết với dung dịch X là

A. 100 ml

B. 200 ml

C. 300 ml

D. 400 ml