Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 5 (có đáp án): Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Oxit trung tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối

Câu 2:

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. CaO

B. BaO

C. Na2O

D. SO3

Câu 3:

Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) là

A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO

B. Fe2O3, CuO, ZnO, Al2O3

C. CaO, CO, N2O5, ZnO

D. SO2, MgO, CO2, Ag2O

Câu 4:

Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

A. 0,25M

B. 0,5M

C. 1M

D. 2M

Câu 5:

Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Zn, ZnO, Zn(OH)2

B. Cu, BaSO4, CuCl2

C. Na2O, NaOH, Na2CO3

D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2

Câu 6:

Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại là

A. Ba

B. Mg

C. Cu

D. Zn

Câu 7:

Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là

A. Cu , Ca

B. Zn , Cu

C. Pb , Ca

D. Ag , Cu

Câu 8:

Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là

A. 13,6 g

B. 1,36 g

C. 20,4 g

D. 27,2 g

Câu 9:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là

A. 16,65 g

B. 15,56 g

C. 166,5 g

D. 155,6g