Trắc nghiệm KTPL 10 KNTT Bài 1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra

A. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

B. các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.

C. các sản phẩm vô hình phục vụ con người.

D. các giá trị về mặt tinh thần và vật chất.

Câu 2:

Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là

A. hoạt động tiêu dùng.

B. hoạt động kinh tế.

C. hoạt động tiêu dùng.

D. hoạt động sản xuất.

Câu 3:

Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Sản xuất.

B. Phân phối – trao đổi.

C. Tiêu dùng.

D. Nghiên cứu.

Câu 4:

Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.

B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.

C. Tách rời, không liên quan tới nhau.

D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.

Câu 5:

Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng

A. vận động và phát triển.

B. trì trệ và tụt hậu.

C. vận động theo chiều đi xuống.

D. vận động theo chiều ngang.

Câu 6:

Hoạt động mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là

A. hoạt động tiêu dùng.

B. hoạt động sản xuất.

C. phân phối sản phẩm.

D. tiêu thụ hàng hóa.

Câu 7:

Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vai trò của hoạt động sản xuất?

A. Là hoạt động không quan trọng, có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng.

B. Là hoạt động cơ bản nhất, quyết định đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.

C. Là hoạt động cơ bản của con người nhưng không nhất thiết phải có.

D. Là hoạt động quan trọng nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế khác.

Câu 8:

Chủ thể nào dưới đây đang tiến hành hoạt động sản xuất?

A. Anh M mang gà ra chợ để bán.

B. Chị P đang cấy lúa.

C. Chị Q đi chợ mua thực phẩm.

D. K đang nấu cơm giúp bố mẹ.

Câu 9:

Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sản xuất?

A. Biếu quà tết.

B. Trồng cây cao su.

C. Cày bừa.

D. May quần áo.

Câu 10:

Hoạt động sản xuất có tác động như thế nào đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng?

A. Tách rời.

B. Quyết định.

C. Bài trừ.

D. Bị phụ thuộc.

Câu 11:

Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,...) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là

A. phân phối.

B. điều tiết.

C. phân chia.

D. tiêu thụ.

Câu 12:

Phương án nào dưới đây không là biểu hiện của tiêu dùng?

A. Đi chợ mua lương thực.

B. Đi xem phim ở rạp chiếu.

C. Đi ăn tại nhà hàng.

D. Thu hoạch chè.

Câu 13:

Tiêu dùng tác động đến sản xuất theo mấy hướng?

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Câu 14:

Cuối tuần P rủ K đi ăn uống và đi xem phim tại rạp chiếu. Lúc này ta nói P và K đang thực hiện hoạt động nào sau đây?

A. Sản xuất.

B. Phân phối.

C. Tiêu dùng.

D. Trao đổi.

Câu 15:

Ông M nuôi được một đàn gà gồm 20 con, cuối năm ông dùng 5 con gà để biếu họ hàng thân cận, 5 con để phục vụ gia đình còn lại ông mang ra chợ bán. Trong trường hợp trên có bao nhiêu con gà mà ông đã thực hiện chức năng sản xuất?

A. 20 con.

B. 5 con.

C. 15 con.

D. 10 con.

Câu 16:

 Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của đối tượng nào?

A. Con người.

B. Người bán.

C. Người mua.

D. Nhà nước.

Câu 17:

 Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?

A. Đời sống nhà sản xuất.

B. Đời sống xã hội.

C. Đời sống nhà đầu tư.

D. Đời sống người tiêu dùng.

Câu 18:

 Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là gì?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động tiêu dùng.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động phân phối.

Câu 19:

 Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta?

A. Hoạt động phân phối - trao đổi.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động giải trí.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 20:

Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong trường hợp này, các đại lý sữa đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường?

A. Trung gian.

B. Chủ đạo.

C. Quyết định.

D. Tác động.

Câu 21:

 Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì?

A. Sản xuất.

B. Tiêu dùng.

C. Trao đổi.

D. Phân phối.

Câu 22:

 Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt động cơ bản nhất đóng vai trò quyết định các hoạt động còn lại?

A. Hoạt động phân phối.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 23:

 Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như bút, thước kẻ,...nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. trong trường hợp trên, công ty A đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động tiêu dùng.

D. Hoạt động sản xuất.

Câu 24:

 Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế?

A. Hoạt động phân phối.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 25:

 Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động phân phối.

D. Hoạt động tiêu dùng.