Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?

A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
Câu 2:

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động

A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.

D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.

Câu 3:

Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.

B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.

D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
Câu 5:

Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là

A. tự nhiên.
B. các di sản.
C. con người.
D. khí hậu.
Câu 6:

Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?

A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.
Câu 7:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
Câu 8:

Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.

B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.

C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
Câu 9:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.

B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
Câu 10:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
B. Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
D. Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

A. Đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.

B. Giúp Sử học khôi phục quá khứ một cách đầy đủ.

C. Cung cấp tư liệu quý giá cho nghiên cứu lịch sử.
D. Góp phần thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
Câu 12:

Di sản văn hóa là sản phẩm của

A. thiên nhiên.

B. lịch sử.

C. văn hóa.
D. tự nhiên.
Câu 13:

Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch?

A. Góp phần quảng bá văn hóa đất nước ra bên ngoài.

B. Đem lại nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

C. Thúc đẩy quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thế giới.

D. Là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn.
Câu 14:

Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

A. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.

B. cung cấp đầy đủ tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.

C. tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa.
Câu 15:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.

B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.