Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 1) (Mức độ vận dụng- vận dụng cao)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hinh thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận
B. Hình thành một trật tự thế giới mới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng
C. Thế giới hình thành “hai cực”: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mổi bên
D. Một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới
Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm
Vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện này là gì?
A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực
C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân
D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo
Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc
A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực
B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009
C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc
D. thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc
Cho đoạn dữ liệu sau:
“Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”
Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là
A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền
B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết
C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền
D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian
1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức.
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
3. Hội nghị Ianta được triệu tập.
4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô
A. 3,4,1,2
B. 1,2,3,4
C. 2,3,4,1
D. 2,3,1,4
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc
A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
A. UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF
B. WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, ARF
C. WHO, IMF, UNFPA, WB, UEFA
D. WHO, FAO, UNICEF, TPP
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này