Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh có đáp án (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hội nghị Ianta (2/1945) không quyết định
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. đưa quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Bản.
Ban Thư kí là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế.
B. Tổ chức thống nhất châu Phi.
C. Liên minh châu Âu.
D. Liên hợp quốc.
Ngày 24/10/1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
A. được bổ sung và hoàn chỉnh.
B. chính thức được công bố.
C. chính thức có hiệu lực.
D. được chính thức thông qua.
Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì
A. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
B. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới.
C. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
D. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và trung lập.
Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Tổ chức Y tế thế giới.
B. Tổ chức kinh tế thế giới.
C. Tòa án quốc tế.
D. Quỹ tiền tệ quốc tế.
Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) được triệu tập vào thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã kết thúc.
B. bước vào giai đoạn kết thức.
C. vừa bùng nổ.
D. bước vào giai đoạn ác liệt.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quốc gia nào thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Bắc vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên?
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Pháp.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự mới được thiết lập với đặc điểm nổi bật là
A. có sự tham gia tích cực của các quốc gia mới giành độc lập.
B. do các nước tư bản thao túng hoàn toàn.
C. thế giới phân chia thành hai phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
D. phát triển theo hướng đa cực, nhiều trung tâm.
Biến đổi nào dưới đây của khu vực Đông Bắc Á không chịu tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?
A. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.
B. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc theo vĩ tuyến 38.
C. Trung Quốc được trả lại vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
D. Vùng viễn đông Nga cũ trở về với Liên Xô.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp khu vực Đông Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu sẽ được giao cho quân đội
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Liên Xô.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, ngoại trừ việc cần phải
A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. kí hòa ước với các nước bại trận.
C. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
D. phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước.
Điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta là gì?
A. Không phân cực, phân tuyến rõ ràng.
B. Các nước đế quốc nắm quyền chi phối trật tự.
C. Trừng phạt quá nặng nề với nước bại trận.
D. Thiết lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức Liên hợp quốc được thành lập xuất phát từ
A. yêu cầu của Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. sự lớn mạnh của phong trào cách mạng thế giới.
C. nhu cầu duy trì hòa bình bền vững của nhân loại.
D. yêu cầu của Mĩ và các nước Tây Âu.
Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc đã được đặt nền tảng từ
A. Hội nghị Xan Phranxico.
B. Hội nghị Ianta.
C. Hội nghị Pốtxđam.
D. Hội nghị Mátxcơva.
Kể từ khi được thành lập, Liên hợp quốc đã nhiều đóng góp cho nhân loại, ngoại trừ việc
A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới ở mức tương đối.
B. hỗ trợ các dân tộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa.
C. xóa bỏ được tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên.
D. tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc giành thắng lợi.
Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.
C. Do các cường quốc thắng trận lập nên nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ.
D. Sự sụp đổ của hai trật tự đều dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.