Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 - 1925 có đáp án (P5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã
A. đến Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân.
B. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
C. rời Liên Xô về Trung Quốc hoạt động cách mạng.
D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn kiện nào dưới đây tới Hội nghị Vécxai?
A. "Kẻ cướp nói chuyện hòa bình".
B. "Bản án chế độ thực dân Pháp".
C. "Mấy ý nghĩa về vấn đề thuộc địa".
D. "Bản yêu sách của nhân dân An Nam".
Trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia viết bài cho các tờ báo nào dưới đây?
A. Sự thật, Tạp chí Thư tín quốc tế.
B. Đời sống công nhân, Nhân đạo.
C. Người nhà quê, Diễn đàn bản xứ.
D. Thanh niên, Người cùng khổ.
Trong những năm 1919 - 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng chủ yếu tại
A. Pháp.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. Xiêm.
Từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yêu ở các nước
A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
B. Pháp, Xiêm, Trung Quốc.
C. Xiêm, Trung Quốc.
D. Liên Xô, Xiêm.
Tác phẩm nào dưới đây không do Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những năm 1919 - 1925?
A. "Bản án chế độ thực dân Pháp".
B. "Đường Kách mệnh".
C. "Vi hành".
D. "Con rồng tre".
Sự kiện nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách khai thác của thực dân Pháp trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1929?
A. Tập trung vốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp nặng.
B. Đẩy mạnh hoạt động khai mở (khai thác than và kim loại).
C. Hạn chế tối đa sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng.
D. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, xay xát...).
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929)?
A. Đầu tư vốn một cách nhỏ gọt, trên quy mô hẹp.
B. Khai thác trên toàn Đông Dương nhưng trọng tâm là Việt Nam.
C. Đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
D. Đầu tư, khai thác toàn diện trên tất cả các ngành kinh tế.
Nội dung nào không phản ánh đúng tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tới kinh tế Việt Nam?
A. Hệ thống giao thông vận tải được mở mang thúc đẩy sự giao lưu buôn bán giữa các khu vực.
B. Phương thức sản xuất TBCN du nhập dẫn tới sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới, đô thị mới.
C. Kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự chuyển biến về cơ cấu.
D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp ở Việt Nam?
A. Để cho Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.
B. Đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
C. Khuyến khích các hành động mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội,...
D. Sử dụng báo chí để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của Pháp.
Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"?
A. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Khi đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo "Người cùng khổ".
D. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường , quan điểm của mình về: vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò, sức mạnh to lớn của nông dân ở các nước thuộc địa trong tại
A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920)
B. Hội nghị Quốc tế nông dân (1923)
C. Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (1924)
D. Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1929).
Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào dưới đây?
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
Một trong những chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp được thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1929 là
A. khuyến khích các hành động mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội,...
B. xây dựng hệ thống trường học các cấp trong phạm vi cả nước.
C. bảo tồn các di sản, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam.
D. khuyến khích hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các văn, nghệ sĩ.
Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa
A. học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc.
D. tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Ra đời cùng với giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.
C. Bị ba tầng áp bức của thực dân, phong kiến, tư sản.
D. Kế thừa truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc.
Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. Tia lửa.
B. Sự thật.
C. Người nhà quê.
D. Diễn đàn bản xứ.
Tổ chức nào dưới đây không phải do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập ra trong những năm 1919 – 1925?
A. Đảng Thanh niên.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Việt Nam Nghĩa đoàn.
D. Hội Phục Việt.
Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước phương Tây phát triển mạnh.
Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
A. Xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ,...
B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh.
C. Đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu.
D. Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 có ý nghĩa gì?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Trực tiếp chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản vào năm
A. 1922.
B. 1923.
C. 1924.
D. 1925.
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản?
A. gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai.
B. gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Thành lập tổ chức Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D. Đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
C. đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
D. gửi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đến Hội nghị Vécxai.