Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Báo Búa Liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào dưới đây?
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời từ sự phân hóa của tổ chức
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Lập hiến.
D. Tân Việt Cách mạng đảng.
An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đảng Lập hiến.
D. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là
A. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
C. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
D. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam.
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. tự do và dân chủ.
B. độc lập và tự do.
C. ruộng đất cho dân cày.
D. đoàn kết với cách mạng thế giới.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Đảng Thanh niên.
B. Đảng Lập hiến.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn đi vào đấu tranh tự giác?
A. Thành lập Công hội.
B. Đấu tranh của công nhân Ba Son.
C. Phong trào vô sản hóa.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A. Lí luận Mác - Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng vô sản.
D. Lí luận giải phóng dân tộc.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đề ra nhiệm vụ lập chính phủ
A. nhân dân.
B. công nông.
C. công nông binh.
D. dân chủ cộng hòa.
Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam (1929)?
A. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng và Tân Việt cách mạng đảng.
Bản "Chương trình hành động" của Việt Nam Quốc dân đảng (được công bố năm 1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là
A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
B. tiến hành cách mạng bằng sắt và máu.
C. Tự do - Dân chủ - Cơm áo - Hòa bình.
D. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua.
Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Việt Nam Quang phục hội.
Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì
A. phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
B. phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại.
D. sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.
Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
Tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành
A. Tân Việt Cách mạng đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc Việt Nam họp đại hội, quyết định thành lập
A.Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Tờ báo nào dưới đây được coi là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
A. Nhân đạo.
B. Sự thật.
C. Thanh niên.
D. Búa liềm.
Tổ chức nào dưới đây được coi là tiền thân của Tân Việt Cách mạng đảng?
A. Hội Phục Việt.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Đảng Thanh niên.
D. Đảng Lập hiến.
Cuối năm 1929, tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa tích cực là do
A. ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng không thống nhất.
C. tác động của cách mạng thế giới vào Việt Nam.
D. tác động của Việt Nam Quốc dân đảng.
Điểm nổi bật của phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là gì?
A. Sự bế tắc của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. Diễn ra dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị, trở thành một lực lượng cách mạng độc lập.
D. Hai khuynh hướng - tư sản và vô sản cùng hoạt động để giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 diễn ra ở
A. Tân Trào (Tuyên Quang).
B. Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Ma cao (Trung Quốc).
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Dân chủ Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là tác giả của một số tác phẩm, văn kiện sau
1. Bản án chế độ thực dân Pháp.
2. Nhật kí trong tù.
3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
4. Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vécxai.
Sắp xếp các tác phẩm, văn kiện trên theo trình tự thời gian xuất hiện.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 2, 4.
C. 4, 1, 3, 2.
D. 2, 4, 3, 1.
Báo "Hồn cách mạng" là cơ quan ngôn luận của tổ chức yêu nước cách mạng nào dưới đây?
A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.