Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng đã dẫn tới sự ra đời của tổ chức cộng sản nào dưới đây?

A. Đông Dương cộng sản Đảng.

B. An Nam cộng sản Đảng.

C. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2:

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản  (đầu năm 1930) có sự tham gia của các đại biểu thuộc

A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

B.  An Nam Cộng sản đảng và Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 3:

Sự kiện nào được coi là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.  

B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới.

C. Cách mạng tháng Tám thành công.        

D. Kháng chiến chống Pháp thành công.

Câu 4:

Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

"Đố ai khởi nghĩa không thành

Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai

Và ai lên đoạn đầu đài

Cho trời Yên Bái u hoài đau thương?"

A. Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thái Học.

B. Hồ Tùng Mậu và Phạm Hồng Thái.

C. Lê Hồng Sơn và Trịnh Đình Cửu.

D. Phó Đức Chính và Phạm Hồng Thái.

Câu 5:

Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) là

A. Hà Huy Tập.

B. Trần Phú.

C. Lê Hồng Phong.

D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 6:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) được hình thành từ nhiều văn kiện, ngoại trừ

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Chính cương vắn tắt.

C. Sách lược vắn tắt.

D. Điều lệ tóm tắt.

Câu 7:

“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Tân Việt cách mạng đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Việt Nam Quang phục hội.

Câu 8:

"Tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực" - đó là chủ trương của tổ chức nào dưới đây?

A. Tân Việt cách mạng Đảng.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Đảng Lập hiến.

Câu 9:

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiến bộ.

B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.

C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.

D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.

Câu 10:

Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được biểu hiện ở những điểm nào?

A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.

B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.

C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 11:

Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.

C. Phong trào công nhân đã hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. Có sự liên kết và đã trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Câu 12:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng đều là

A. các tổ chức yêu nước cách mạng của người Việt.

B. tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

C. các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

D. các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.

Câu 13:

Sự kiện nào đã kết thúc vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

C. Trùm mộ phu Badanh bị ám sát. 

D. Sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 14:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường tư bản chủ nghĩa.

C. xây dựng chính quyền cách mạng của công – nông - binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. đánh đổ đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Câu 15:

Một trong những người đứng đầu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Chu Trinh.

C. Tôn Đức Thắng.

D. Nguyễn Thái Học.

Câu 16:

Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?

A. Do chung một tổ chức lãnh đạo.   

B. Do chung mục tiêu độc lập dân tộc.

C. Do chung lí tưởng chủ nghĩa xã hội.

D. Do chung kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc.

Câu 17:

Có nhiều lí do để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam, ngoại trừ việc

A. chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam.

B. đánh dấu phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác.

C. là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển tiếp theo.

D. đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành trên thực tế.

Câu 18:

Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện gì?

A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (tháng 3/1929).

B. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5/1929).

C. Thành lập Đông Dương cộng sản Đảng (tháng 6/1929).

D. Thành lập An Nam cộng sản Đảng (tháng 7/1929).

Câu 19:

Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

A. Tháng 1 - 1929.

B. Tháng 2 - 1929.

C. Tháng 3 - 1929.

D. Tháng 4 - 1929.

Câu 20:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) đã xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

A. giai cấp công nhân.

B. giai cấp nông dân.

C. trí thức tiểu tư sản.

D. tư sản dân tộc.

Câu 21:

Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 6 - 1929.      

 B. Tháng 8 - 1929.

C. Tháng 9 - 1929.       

D. Tháng 10 - 1929.

Câu 22:

Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?

A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương cộng sản Đảng.

C. An Nam cộng sản Đảng.

D. Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 23:

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam (đầu năm 1930)?

A. Nguyễn Ái Quốc phê phán quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ.

B. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảnh duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảnh duy nhất - Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Thông qua các văn kiện: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt...

Câu 24:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử từ sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929)?

A. Bước đầu chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

B. Là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

C. Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

D. Chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 25:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng đều

A. là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng tư sản.

B. là các tổ chức đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản.

C. đấu tranh nhằm mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc.

D. chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền cách mạng.