Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P4) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

"Đố ai Nam xã thư đồng

Xương phơi Yên Bái, máu hồng Lâm Thao

Ngọn cờ cách mạng lên cao

Thản nhiên tiếp nhận lưỡi dao vô hình?

A. Hồ Tùng Mậu.

B. Phạm Hồng Thái.

C. Nguyễn Thái Học.

D. Trịnh Đình Cửu.

Câu 2:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Lấy lực lượng trí thức tiểu tư sản làm lực lượng chủ lực.

B. Là tổ chức yêu nước, cách mạng theo khuynh hướng tư sản.

C. Hoạt động của đảng bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kì.

D. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng phương pháp bạo lực.

Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Là tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

C. Phạm vi hoạt động khắp ba kì của Việt Nam.

D. Lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm chủ lực.

Câu 4:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do ai soạn thảo?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Trần Phú.

C. Hà Huy Tập.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 5:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là

A. công nhân và nông dân.

B. trung - tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.

C. tư sản mại bản và đại địa chủ.

D. trí thức tiểu tư sản và công nhân.

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.

B. Đề ra phương hướng chiến lược.

C. Xác định phương pháp đấu tranh.

D. Xác định giai cấp lãnh đạo.

Câu 7:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đáng vô sản.

B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng. 

C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.

D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.

Câu 8:

Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là

A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.

B. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.

C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.

D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản.

Câu 9:

Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.         

B. chưa được giác ngộ về chính trị.

C. nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.

D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.

Câu 10:

Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là

A. phong trào còn mang nặng tính tự phát.

B. chưa sử dụng nhiều phương pháp đấu tranh.

C. thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

D. không gắn cứu nước với canh tân đất nước.

Câu 11:

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành.

C. Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

D. Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

Câu 12:

Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) trong bối cảnh nào?

A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo.

B. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa.

C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo.

D. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước.

Câu 13:

Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

B. Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam quang phục hội.

D. Hội Phục Việt và Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 14:

Vào tháng 3/1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gì?

A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập.

Câu 15:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Sự phố biến chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.

D. Sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 16:

Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là

A. tự do và dân chủ.

B. độc lập và tự do.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 17:

Nguyên nhân chung dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sự chuyển hóa của Tân Việt Cách mạng đảng và thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

A. Phong trào yêu nước khuynh hướng tư sản phát triển mạnh.

B. Ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

C. Hành động đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp.

D. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Câu 18:

Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là

A. Cường học thư xã.

B. Quan hải tùng thư.

C. Hội Phục Việt.

D. Nam đồng thư xã.

Câu 19:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn đi vào đấu tranh tự giác?

A. Công nhân Sài Gòn thành lập tổ chức Công hội.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì (1923).

C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930).

Câu 20:

Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 3/1929.

B. Tháng 6/1929.

C. Tháng 8/1929.

D. Tháng 9/1929.

Câu 21:

Tổ chức An Nam Cộng sản đảng được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 3/1929.

B. Tháng 6/1929.

C. Tháng 8/1929.

D. Tháng 9/1929.

Câu 22:

Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Đảng Thanh niên.

Câu 23:

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?

A. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.

B. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

C. Công nhân đã hoàn toàn đi vào con đường đấu tranh tự giác.

D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.