Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (P2) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.
Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở đâu?
A. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định).
D. Quảng Châu (Trung Quốc).
Những khẩu hiệu đấu tranh nào dưới đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!” và “Ruộng đất về tay dân cày!”.
B. “Việt Nam độc lập!” và “Chủ nghĩa xã hội!”.
C. “Đả đảo chủ nghĩa phát xít!” và “Nhà máy về tay thợ thuyền!”.
D. "Tự do - Dân chủ - Cơm áo và Hòa bình".
Điền tiếp từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
"Kìa .... đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc,...
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi"
A. Bến Thuỷ, Hưng Nguyên.
B. Yên Dũng, Hưng Nguyên.
C. Bến Thuỷ, Hưng Yên.
D. Yên Thành, Hưng Nguyên.
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ
A. thủ công nghiệp.
B. công nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. nông nghiệp.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã đạt được kết quả gì?
A. Khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Là cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảnh và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám (1945).
C. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai ở Việt Nam.
D. Xây dựng được chính quyền cách mạng ở tất cả các huyện thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh.
Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đảng Dân chủ Việt Nam.
D. Đảng Lao động Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của Đảng Công sản Đông Dương đã được phục hồi từ Trung ương đến địa phương khi nào ?
A. Tháng 2/1933.
B. Tháng 4/1934.
C. Tháng 3/1935.
D. Tháng 7/1935.
Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương từ khi nào ?
A. Tháng 10/1930.
B. Tháng 4/1931.
C. Tháng 3/1935.
D. Tháng 71935.
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bổ trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nông dân.
Hai khẩu hiệu mà Đảng Cộng sản Đông Dương đưa ra trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
B. “Tự do - dân chủ” và “Cơm áo - hòa bình”.
C. “Chống phát xít" và "Chống chiến tranh đế quốc".
D. "Đánh Pháp - đuổi Nhật" và "Chống phản động thuộc địa".
Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A. nông dân.
B. trí thức tiểu tư sản.
C. tư sản dân tộc.
D. công nhân.
Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 của nhân dân Việt Nam
A. có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
B. mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp.
C. vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.
D. diễn ra vô cùng quyết liệt, nhất là ở các thành thị.
Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.
D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam
A. có sự kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.
B. chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn trên cả nước.
C. diễn ra trên quy mô lớn, có tính thống nhất cao.
D. có mục tiêu chủ yếu là đòi cơm áo và hòa bình.
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã
A. thành lập đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân.
B. xây dựng hệ thống trường học các cấp.
C. tích cực truyền bá văn hóa phương Tây.
D. mở các lớp Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.
Hãy chọn cụm từ thích họp để điền vào chỗ trống trong câu sau: "Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã...".
A. đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.
B. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã
A. đề ra đề cương văn hóa Việt Nam.
B. xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
C. thực hiện cải cách giáo dục.
D. xây dựng hệ thống trường học các cấp.
Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
B. Đề ra phương hướng chiến lược.
C. Xác định phương pháp đấu tranh.
D. Xác định giai cấp lãnh đạo.