Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (P3) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) đều xác định

A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

C. nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

D. lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.

Câu 2:

Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

B. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.

C. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.

D. Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.

Câu 3:

Ở Việt Nam, hai khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày" được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

A. 1930 - 1931.       

B. 1919 - 1930.

C. 1936 - 1939.       

D. 1939 - 1945.

Câu 4:

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 – 1933 là mâu thuẫn giữa

A. địa chủ phong kiến với tư sản.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. giai cấp vô sản với tư sản.

D. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Câu 5:

Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.

B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.

C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.

Câu 6:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.    

B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.

C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Câu 7:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế?

A. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra.

B. Chia lại ruộng đất cho nông dân nghèo.

C. Bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thế rút ra từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

A. Lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực.

B. Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông.

C. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

D. Bài học về xây dựng chính quyền cách mạng.

Câu 9:

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam lớn nhất là trên lĩnh vực

A. nông nghiệp.       

B. công nghiệp.

C. thương nghiệp.       

D. thủ công nghiệp.

Câu 10:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) là đều xác định đúng

A. mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội.

B. lực lượng lãnh đạo cách mạng.

C. lực lượng tham gia cách mạng.    

D. vị trí giải quyết nhiệm vụ chiến lược.

Câu 11:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) là đều xác định đúng

A. phương hướng chiến lược của cách mạng.

B. lực lượng tham gia cách mạng.

C. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.

D. mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội.

Câu 12:

Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

B. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào đấu tranh.

D. những tác động to lớn của tình hình thế giới và trong nước.

Câu 13:

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.

B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh. 

D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

Câu 14:

Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?

A. Anh Sơn.       

B. Hưng Nguyên.

C. Thanh Chương.        

D. Can Lộc.

Câu 15:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) được tổ chức tại

A. Tuyên Quang (Việt Nam).

B. Ma Cao (Trung Quốc).

C. Hương Cảng (Trung Quốc).

D. Pác-bó (Việt Nam).

Câu 16:

Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương do ai soạn thảo?

A. Trần Phú.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Trường Chinh.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 17:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) đã thông qua văn kiện nào dưới đây?

A. Chính cương vắn tắt.

B. Luận cương chính trị.

C. Cương lĩnh chính trị.

D. Đề cương văn hóa Việt Nam.

Câu 18:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

B. Đảng phải mật thiết liên hệ với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

C. Vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp nông dân qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

D. Lực lượng tham gia cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 19:

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là

A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

B. nông dân, địa chủ phong kiến.

C. công nhân và nông dân.

D. binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Câu 20:

Thời kì cách mạng từ 1930 đến 1935 là thời kì Đảng Cộng sản Đông Dương

A. hoạt động công khai.

B. tuyên bố tự giải tán.

C. hoạt động nửa công khai, nửa bí mật.

D. hoạt động bí mật.

Câu 21:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam được coi là cuộc tập dượt lần thứ mấy của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Lần thứ nhất.

B. Lần thứ hai.

C. Lần thứ ba.

D. Lần thứ tư.

Câu 22:

Trước khi hy sinh, đồng chí Trần Phú đã nhắn nhủ các đồng chí của mình điều gì?

A. "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

B. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

C. "Không thành công thì cũng thành nhân".

D. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".