Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 (P1) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.
Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là gì?
A. Chống chủ nghĩa đế quốc.
B. Chống chủ nghĩa thực dân.
C. Chống chủ nghĩa phát xít.
D. Chống giai cấp tư sản.
Năm 1937, ai được cử sang Đông Dương giữ chức Toàn quyền Đông Dương?
A. Đờ Cu.
B. Đờ Gôn.
C. Lêon Blum.
D. Brêviê.
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
A. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
B. giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
C. bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
D. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930.
C. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.
D. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
C. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.
D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
Trong những năm 1936 - 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam
A. phục hồi và phát triển.
B. khủng hoảng, suy thoái.
C. phát triển mạnh và cạnh tranh với Pháp.
D. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Pháp.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) họp ở đâu, ai chủ trì ?
A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập.
B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc.
C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ.
D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản, đế Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.
B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp.
D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.
Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là không đúng?
A. Mang tính chất dân tộc.
B. Có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Mang tính dân tộc điển hình.
D. Có tính chất dân chủ.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là
A. chống đế quốc và chống phong kiến.
B. chống phát xít và chống chiến tranh.
C. chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
D. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ
A. có phần ổn định.
B. được cải thiện hơn.
C. khó khăn, cực khổ.
D. không quá khó khăn.
Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào ?
A. Tháng 7/1936.
B. Tháng 3/1938.
C. Tháng 3/1936.
D. Tháng 7/1938.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng là gì?
A. Đánh đuổi đế quốc Pháp và Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Lật đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập dân tộc.
C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
D. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, đánh đổ chế độ phong kiến.
Cuộc mít tinh lớn của 2.5 vạn người tại quảng trường Nhà Đấu Xảo – Hà Nội năm 1938 diễn ra vào dịp
A. kỉ niệm ngày thành lập Đảng.
B. kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
C. kỉ niệm Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
D. kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào
A. có tính chất dân tộc.
B. chỉ có tính dân chủ.
C. không mang tính cách mạng.
D. không mang tính dân tộc.
Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?
A. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).
B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).
C. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
Chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936 - 1939 có sự chuyển hướng là do
A. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
B. tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.
C. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
D. chính phủ của Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
A. thực dân Pháp xâm lược.
B. bọn phản động thuộc địa và tay sai.
C. địa chủ phong kiến.
D. tư sản mại bản.
Tháng 3/1938, Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành
A. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? ở đâu?
A. Tháng 6 - 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).
B. Tháng 7 - 1935 tại Mátxcơva (Liên Xô).
C. Tháng 3 - 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
D. Tháng 7 - 1935 tại Ianta (Liên Xô).
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
B. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa phát xít.
D. chủ nghĩa thực dân cũ.
Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự đại hội?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Nguyễn Đức Cảnh.
C. Nguyễn Văn Cừ.
D. Lê Hồng Phong.
Tờ báo nào dưới đây không xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A. Tiền phong.
B. Người cùng khổ.
C. Lao động.
D. Bạn dân.