Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 (P3) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
B. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
C. vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
D. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?
A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật.
B. Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.
C. Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật.
D. Cách mạng Việt Nam có Đảng sáng suốt lãnh đạo.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thuận lợi của Việt Nam sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Nhân dân giành được quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
B. Đất nước sạch bóng quân thù, bước vào thời kì hòa bình, ổn định.
C. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ đang dâng cao ở nhiều nước tư bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập nha Bình Dân học vụ vào ngày tháng năm nào ?
A. 7 - 3 - 1945.
B. 8 - 9 - 1945.
C. 9 – 9 - 1945.
D. 10 – 9 - 1945.
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện "Tuần lề vàng, "Quỹ độc lập nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
B. Từng bước kiện toàn bộ máy nhà nước.
C. Giải quyết nạn đói và nạn dốt.
D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
A. 28 - 1 - 1946.
B. 29 - 1 - 1946.
C. 30 - 1 - 1946.
D. 23 - 11 - 1946.
Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày:
A. 23 - 11 - 1946.
B. 24 - 11 - 1946.
C. 25 - 11 - 1946.
D. 26 - 11 - 1946.
Ngày 6-3-1946, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí bản Hiệp định Sơ bộ với đại diện chính phủ nước nào sau đây?
A. Mĩ.
B. Nhật Bản.
C. Anh.
D. Pháp.
Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bức tranh trên phản ánh về phong trào nào ở Việt Nam những năm 1945 - 1946?
A. Ba sẵn sàng.
B. Dạy tốt, học tốt.
C. Ba đảm đang.
D. Bình dân học vụ.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Việt Nam lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vì
A. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch.
B. cộng đồng quốc tế chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam.
C. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với khó khăn trên tất cả các lĩnh vực.
D. ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng, kiệt quệ.
Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám được đánh dấu bằng hiệp ước
A. Thiên Tân.
B. Hoa - Pháp.
C. Nam Kinh.
D. Pháp - Trung.
Năm 1946, ở Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ do
A. nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử.
B. thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ.
C. Pháp đã xây dựng ở Nam Bộ thành một xứ tự trị riêng.
D. Đảng Cộng sản không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ.
Ngày 6/1/1946 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Quốc hội khóa I họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
C. Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập.
D. Phát cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.
Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Chính quyền cách mạng non trẻ.
B. Kinh tế - tài chính kiệt quệ.
C. Tình trạng thù trong - giặc ngoài.
D. Tình trạng dân trí thấp.
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Pháp đánh úp Ủy ban nhân dân Nam Bộ.
B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946) được kí kết.
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6- 3- 1946) được kí kết.
D. Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) được kí kết.
Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chủ trương
A. thành lập Nha bình dân học vụ.
B. phát động phong trào "nhường cơm xẻ áo".
C. thành lập các đoàn quân "Nam tiến".
D. tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước.
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 3/1946)?
A. Biểu dương thành tích của Chính phủ lâm thời.
B. Thông qua bản Hiến pháp.
C. Bầu ban dự thảo Hiến pháp.
D. Thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp cấp thời nào dưới đây để giải quyết nạn đói?
A. Kêu gọi nhân dân "nhường cơm xẻ áo".
B. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
C. Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.
D. Xóa bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau Cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng phong trào nào?
A. "Tuần lễ vàng".
B. "Bình dân học vụ".
C. "Tăng gia sản xuất".
D. "Nhường cơm xẻ áo".
Lực lượng nào dưới đây đã tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trung Hoa dân quốc.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Đức.
Ngày 23/9/1945 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.
B. Pháp hoàn thành việc xâm lược Nam Bộ.
C. Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết.
D. Pháp đòi nắm quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm
A. buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
B. tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
C. tránh việc cùng lúc phải chống lại nhiều thể lực ngoại xâm.
D. buộc Pháp phải trao trả quyền tự trị cho nhân dân Việt Nam.
Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ
A. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
B. các nước đã công nhận nền độc lập, tự chủ của Việt Nam.
C. nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước.
D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước.