Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) (P1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2:

“Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3:

Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chúng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa" (Hồ Chí Minh).

A. độc lập, phải.

B. tự do, đã.

C. hoà bình, phải.

D. thống nhất, đã.

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.

B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 5:

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 6:

Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là

A. bảo vệ Hà Nội và các đô thị.

B. củng cố hậu phương kháng chiến.

C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.

D. giam chân quân Pháp tại các đô thị.

Câu 7:

Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi

A. Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

B. Pháp chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại.

D. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.

Câu 8:

“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946).

B. Tuyên ngôn Độc lập (1945).

C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).

D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).

Câu 9:

Ai là chỉ huy trưởng của Mặt trận Hà Nội trong thời gian từ tháng 12 -1946 đến tháng 2 - 1947 ?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Vương Thừa Vũ.

C. Nguyễn Sơn.

D. Chu Huy Mân.

Câu 10:

Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Thượng Lào năm 1954.

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

D. Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 11:

Một trong nhũng khẩu hiệu được đưa ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại ở Việt Nam là

A. "tản cư cũng là kháng chiến.

B. "không một tấc đất bỏ hoang".

C. "bảo vệ mùa màng để chiến thắng".

D. "người cày có ruộng".

Câu 12:

Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Thượng Lào năm 1954.

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

D. Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 13:

Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A. Toàn dân kháng chiến.

B. Kháng chiến kiến quốc.

C. Kháng chiến toàn diện.

D. Trường kì kháng chiến.

Câu 14:

Tuyến đường nào dưới đây được ví như "con đường chết" của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam (1945 - 1954)?

A. Đường số 3.

B. Đường số 4.

C. Đường quốc lộ 1.

D. Đường số 5.

Câu 15:

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định độ tuổi được tham gia tuyển chọn vào các lực lượng chiến đấu (chống Pháp) là bao nhiêu ?

A. 18 tuổi dến 25 tuổi.

B. 17 tuổi đến 35 tuổi.

C. 18 tuổi đến 35 tuổi.

D. 18 tuổi dến 45 tuổi.

Câu 16:

Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện.

B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường.

C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.

D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch.

Câu 17:

Bức tranh cổ động dưới đây đề cập đến chiến dịch nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?

A. Chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 18:

Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. phòng ngự.

B. vừa đánh vừa đàm.

C. đánh phân tán.

D. đánh lâu dài.

Câu 19:

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 20:

Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 21:

Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. chính sách "Xoay trục" của Mĩ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

B. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

C. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

D. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.

Câu 22:

Sau chiến thắng Biên giới, Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường nào?

A. Bắc Bộ.

B. Nam Đông Dương.

C. Trị - Thiên.

D. Nam Lào.

Câu 23:

Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội Việt Nam là

A. Đại đoàn 307.     

B. Đại đoàn 308.

C. Đại đoàn 316.     

D. Đại đoàn 325.

Câu 24:

Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch quân sự nào của Pháp?

A. Kế hoạch Na-va.

B. Kế hoạch Đờ lát đơ Tát-xi-nhi.

C. Kế hoạch Xtalay - Taylo.

D. Kế hoạch Rơ-ve.

Câu 25:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

C. Quân đội Việt Nam giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. Làm phá sản hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Câu 26:

“Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí Thư Trường Chinh.

B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung Ương Đảng.