Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953)(P2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch Hoà Bình?  

A. Phối hợp chiến đấu giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch.  

B. Phối hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp trong cả nước.  

C. Phối hợp giữa du kích chiến với vận động chiến.  

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2:

Chiến dịch Hoà Bình được tiến hành trong thời gian nào ?

A. Từ tháng 11/1951 đến tháng 2/1952.

B. Từ tháng 12/1951 đến tháng 2/1952.

 C. Từ tháng 2/1951 đến tháng 11/1952.  

D. Từ tháng 11/1951 đến tháng 2/1952.

Câu 3:

Kết quả của chiến dịch Thượng Lào ?  

A. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Phong-xa-lì.  

B. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và một phần Phong-xa-lì.     

C. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phong-xa-lì.

D. Giải phóng toàn tỉnh Xiêng Khoảng, Phong-xa-lì và một phần Sầm Nưa.

Câu 4:

Chiến dịch Trần Hưng Đạo diễn ra ở đâu ?  

A. Vĩnh Yên, Thái Nguyên.  

B. Vĩnh Yên, Phúc Yên.  

C. Nam Định, Ninh Bình.  

D. Nam Hà, Nam Định.

Câu 5:

Hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Quang Trung ?  

A. Nam Hà, Nam Định, Thái Bình.  

B. Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình.  

C. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.  

D. Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.

Câu 6:

Chiến thắng của quân ta trong chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào đã chứng tỏ điều gì ?

A. Quân ta đã giành được thế chù động chiến lược trên chiến trường Bắc Đông Dương.  

B. Quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.  

C. Quân ta đã giữ vững và phát huy được thế chủ động trên chiến trường.

D. Quân ta đã giành được thắng lợi quyết định, buộc Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh.

Câu 7:

Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám nhận thức quan trọng được ta rút ra là :  

A. Ưu thế của quân ta vẫn là tác chiến ở chiến trường rừng núi.     

B. Ta có biểu hiện của tư tưởng nóng vội, chủ quan.  

C. Ta cần "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phát huy ưu thế trên chiến trường.  

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8:

Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách  

A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước.  

B. Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ.  

C. "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.  

D. Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

Câu 9:

Chủ trương của Đảng và Chính phủ trong những năm 1947 - 1948. để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp?  

A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.  

B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.  

C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.  

D. Câu B và C đúng.

Câu 10:

Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?  

A. Năm 1948.       

B. Năm 1949.  

C. Năm 1950.       

D. Năm 1951.

Câu 11:

Chủ trương cơ bản nhất của Đảng và Chính phủ trong những năm 1948 - 1950 trên lĩnh vực kinh tế là:

A. Phát động phong trào thi đua ái quốc, đấy mạnh sản xuất.

B. Xây dựng kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc.

C. Bảo vệ mùa màng.

D. Câu A và B đúng.

Câu 12:

Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là

A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây" (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).

B. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du.

C. Lập phòng tuyến "boong ke" và "vành đai trắng" xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

D. Tất cả đều sai.

Câu 13:

Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực dịch.             

- Khai thông biên giới Việt - Trung.             

- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt - Bắc.         

Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của ta?  

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Chiến dịch Hoà Bình - Tây Bắc - Thượng Lào.

D. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

Câu 14:

Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Biên giới Thu-đông 1950?  

A. "Phải phá tan cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp".  

B. "Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược".  

C. "Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng".  

D. "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng".

Câu 15:

Từ lúc bùng nổ đến khi kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thời gian nào dưới đây là đúng?  

A. 16 - 9 - 1950 đến 22 - 10 -1950.  

B. 16 - 8 - 1950 đến 20 -10 - 1950.  

C. 16 - 8 - 1950 đến 22 - 10 - 1950.  

D. 18 - 9 - 1950 đến 20 - 10 - 1950.

Câu 16:

Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?  

A. Trận Cao Bằng.  

B. Trận Đông Khê.  

C. Trận Thất Khê.  

D. Trận Đình Lập.

Câu 17:

Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:  

A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).     

B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.  

C. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập.  

D. Bộ đội ta đã phát triển với lực lượng ba thứ quân.

Câu 18:

"Gấp rút tập trung quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển ngụy quân". Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch nào?

A. Rơ-ve.

B. Na-va.

C. Đờ-lat đơ Tát-xi-nhi.

D. Đờ-cát - Tơ-ri.

Câu 19:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng họp vào thời gian nào? Ở đâu?  

A. Từ 09 đến 19 - 2 - 1951. Tại Pắc Bó (Cao Bằng).  

B. Từ 10 đến 20-2 - 1951. Tại Hà Nội.  

C. Từ 10 đến 19 - 5 - 1951. Tại Tân Trào (Tuyên Quang).  

D. Từ 11 đến 19 - 2 - 1951. Tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang).

Câu 20:

Đại hội lần thứ II của Đảng đã quyết định xuất bản tờ báo

A. Nhân dân.         

B. Lao động.

C. Cứu quốc.         

D. Chặt xiềng.

Câu 21:

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:  

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.  

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.  

D. Đông Dương Cộng sản Đảng.

Câu 22:

Vì sao Đại hội lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta? 

A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng.  

B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.  

C. Đảng ta đã hoạt động công khai.  

D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 23:

Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào?  

A. 19-2-1950.        

B. 5-6-1951.  

C. 3-3-1951.        

D. 3-6-1951.

Câu 24:

Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953 Đảng và Chính phủ có chủ trương gì?  

A. Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.  

B. Thực hiện khai hoang với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng".  

C. Thực hành tiết kiệm.  

D. Tất cả các chủ trương trên.

Câu 25:

Bước vào Thu - Đông 1950, tình hình thế giới và Đông Dương có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?  

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1 - 10 - 1949. Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.  

B. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh.  

C. Pháp lệ thuộc Mĩ. Đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.  

D. Cả ba vấn đề trên.