Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) (P2) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thành viên nào đã rút khỏi tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế trong năm 1961 ?
A. An-ban-ni.
B. Hung-ga-ri.
C. Bun-ga-ri.
D. Tiệp Khắc.
Tình hình Liên Xô từ cuối thập niên 70 đến đầu những năm 80 là :
A. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, khối đoàn kết liên bang được giữ vững.
B. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao hơn trước, tuy nhiên chính trị có những diễn biến phức tạp, bất ổn.
C. Tuy kinh tế có những dấu hiệu suy thoái, nhưng chính trị vẫn ổn định, nhân dân vẫn tuyết đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, vào chính quyền Xô - Viết.
D. Đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, kinh tế ngày càng suy thoái, chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và các nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết.
Đường lối cải tổ đất nước ờ Liên Xô được thực hiện từ khi nào ? Do ai đề xướng ?
A. Tháng 5/1983, do B. Ensin đề xướng.
B. Tháng 3/1984, do Anđrôpốp đề xướng.
C. Tháng 5/1985, do Trécnencô đề xướng.
D. Tháng 3/1985, do M. Goócbachốp đề xướng.
Tình hình Liên Xô sau 6 năm tiến hành đường lối cải tổ là:
A. Tuy kinh tế dần ổn định, nhưng chính trị ngày càng rối loạn.
B. Chính trị dần ổn định, tuy nhiên kinh tế tiếp tục sa sút không thể vực dậy.
C. Lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
D. Kinh tế hàng hoá phát triển, đời sống chính trị ngày càng được dân chủ hoá.
Sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô-viết trong quá trình thực hiện cải tổ đất nước là ?
A. Thực hiện kinh tế thị trường.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị.
C. Thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị.
D. Thực hiện kinh tế bao cấp trong một thời gian dài.
Vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 đến 1991 đã thay đổi như thế nào ?
A. Đảng cầm quyền ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô.
B. Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Một trong những Đảng phái chính trị lớn, nắm quyền lãnh đạo đất nước Xô Viết ⇒ Đảng bất hợp pháp.
C. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Đảng bất hợp pháp.
D. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Đảng cầm quyển duy nhất.
Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
A. Cải tổ đất Nước là sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô-viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B. Cải tổ đất nước ở Liên-Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C. Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang.
D. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
Ngày 21/12/1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập đã khẳng định :
A. Triển vọng mới cho sự hợp tác, phát triển của các nước trong Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
B. Chủ nghĩa xã hội đã bước sang một thời kì phát triển mới trên đất nước Xô Viết.
C. Nhà nước Liên bang Xô Viết đã lâm vào cuộc khủng hoảng vô phương cứu chữa.
D. Nhà nước Liên bang Xô Viết tan rã hoàn toàn.
Tinh hình Đông Âu trong thập niên 80 của thế kỉ XX ?
A. Nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ.
B. Nhân dân bất bình, mất lòng tin vào Đảng Cộng sản và Nhà nước.
C. Các thế lực phản dộng tìm cách chống phá, kích động nhân dân nổi dậy.
D. Tất cả các ý trên.
Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới ?
A. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
B. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào ; trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ.
C. Mĩ vươn lên nắm quyển lãnh đạo thế giới, xác lập được trật tự thế giới "một cực".
D. Chấm dứt mọi cuộc chạy đua vũ trang trên toàn thế giới.
Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là ai ?
A. M. Goócbachốp.
B. B. EnXin.
C. V. Putin.
D. D Međvêdev.
Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong những thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI ?
A. Đối đầu quyết liệt với Mĩ.
B. Khôi phục và phát triển mối quan hệ truyền thống với các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quổc, Ấn Độ, các nước ASEAN v.v...
C. Cố gắng duy trì, phát triển địa vị của một cường quốc Á-Âu.
D. Câu B và C đúng.
Hiến pháp Liên bang Nga 12/1993, quy định cho phép mỗi chính khách chỉ có thể đảm nhận vị trí Tổng thống Liên bang trong mấy nhiệm kì?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
V. Putin là ai ?
A. Một kiện tướng về môn võ thuật Juđô.
B. Vị Tổng thống được đông đảo nhân dân Nga tín nhiệm.
C. Một cựu sĩ quan tình báo KGB.
D. Tất cả các ý trên.
Nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ?
A. Chủ nghĩa xã hội khoa học hoàn toàn không thể thực hiện trong hiện thực.
B. Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế:
C. Đó là một tất yếu khách quan.
D. Học thuyết của Mác đã trở nên lỗi thời.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Tiến hành bao vây kinh tế.
B. Phát động “Chiến tranh lạnh”
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
D. Tiến hành bao vây chính trị.
Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh tế?
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên cùa Trái đất
C. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D.Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ra đời.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 (thế ki XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1945.
B. 1947.
C. 1949.
D. 1951.
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cùa Liên Xô và Mĩ?
A. Mờ rộng lãnh thổ.
B. Duy trì nền hòa bình thế giới
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (từ 1950 đến nừa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn.
B.Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp cùa Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh.
C. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%.
D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoáng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
A. Mĩ
B. Đức.
C. Liên Xô.
D. Trung Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển ?
A. Phát triển nền công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển nền kinh tế công – nông – thương nghiệp.
D. Phát triển công nghiệp nặng.