Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (P2) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến thắng Thượng Lào 1952.
Khẩu hiệu được quân dân Việt Nam nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
A. "Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng".
B. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" .
C. "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!".
D. "Thân tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đơn vị xông lên đánh địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Trần Cừ.
B. La Văn Cầu.
C. Phan Đình Giót.
D. Tô Vĩnh Diệm.
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thố của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.
C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956. x
D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Địa điểm đã trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của thực dân Pháp tại Đông Dương sau đồng bằng Bắc Bộ là
A. Xê-nô.
B. Plây-ku.
C. Điện Biên Phủ.
D. Luông-pha-bang.
Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì
A. muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
B. cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
C. muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
D. muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.
Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam là
A. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
B. tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp.
C. giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
D. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.
Từ tháng 4/1953 đến tháng 7/1954, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện
A. cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do.
B. giảm tức và xóa nợ ở những vùng gặp thiên tai.
C. giảm tô và hoãn nợ trong các vùng có chiến sự.
D. chia lại công điện và công thổ ở vùng Pháp tạm chiếm.
Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên dến bao nhiêu tiểu đoàn?
A. 44 tiểu đoàn.
B. 80 tiểu đoàn.
C. 84 tiểu đoàn.
D. 86 tiểu đoàn.
Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
A. 40 tiểu đoàn.
B. 44 tiểu đoàn.
C. 46 tiểu đoàn.
D. 84 tiểu đoàn.
Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đều là nơi
A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công.
C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luôngphabăng.
B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luôngphabăng.
C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plâyku, Luôngphabăng.
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Luôngphabăng.
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là
A. vĩ tuyến 17.
B. vĩ tuyến 16.
C. vĩ tuyến 15.
D. vĩ tuyến 14.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế nào?
A. Hiệp định Ianta năm 1945.
B. Hiệp định Sơ bộ năm 1946.
C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
D. Hiệp định Pari năm 1973.
Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 – 1954 là gì?
A. "Đánh nhanh, thắng nhanh".
B. "Đánh chắc, thắng chắc".
C. "Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng".
D. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" "Đánh chắc thắng".
Tập trung lực luợng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến luợc mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó... Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:
A. Phá sản kế hoạch Na-va.
B. Chiến dịch Tây Bắc.
C. Đông-Xuân 1953-1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là:
A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ.
C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.
D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ cua thực dân Pháp.
Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là do
A. sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. tinh thần đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân.
C. sự phát triển của mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang.
D. hệ thống hậu phương không ngừng được củng cố, phát triển.
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Biên giới thu – đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. bao vây, đánh lấn, đánh công kiên.
Theo kế hoạch Nava, từ thu - đông 1954, quân Pháp sẽ chuyển hướng tiến công ra khu vực
A. Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Trung Bộ và Bắc Đông Dương.
D. Trung Bộ và Nam Đông Dương.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:
A. 45 cứ điểm và 3 phân khu.
B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm và 3 phân khu.
D. 55 cứ điểm và 3 phân khu.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 55 ngày đêm.
B. 56 ngày đêm.
C. 54 ngày đêm.
D. 45 ngày đêm.
Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:
A. Đồi Độc Lập.
B. Đồi Him Lam.
C. Đồi A1.
D. Sở chỉ huy Đờ- cat-xtơ- ri.
“Trong 18 tháng, giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu cơ bản của kế hoạch
A. Valuy (1947).
B. Rơve (1949).
C. Đờ lát đơ Tátxinhi (1950).
D. Nava (1953).
Điểm yếu cơ bản trong kế hoạch quân sự Nava mà thực dân Pháp không thể khắc phục được là
A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường.
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.
D. thời gian để chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?
A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
B. Bước đầu làm phá sản Kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ.
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Tạo thế mạnh trên bàn đàm phán cho Việt Nam ở Giơnevơ.
Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương họp từ ngày nào?
A. Ngày 26 - 4 - 1954.
B. Ngày 21 - 7 - 1954.
C. Ngày 7-5 - 1954.
D. Ngày 8 - 5 - 1954.
Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Pháp, Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.
Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm
A. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
B. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.
C. buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.
D. làm thất bại kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi của thực dân Pháp.