Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc - Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (P4) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ngày 1/11/1963 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Dương Văn Minh đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
C. Quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 - 1975 là gì?
A. Tiến lên xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện cho miền Bắc.
D. Cải cách ruộng đất nhằm hiện thực hóa khẩu hiệu "người cày có ruộng".
Mĩ - Diệm ra "đạo luật 10 - 59" vào thời gian nào?
A. Tháng 3 - 1959
B. Tháng 5- 1959.
C. Tháng 7-1959.
D. Tháng 9- 1959.
Nội dung nào không phản ánh đúng hành động của Mĩ và Chính quyền Sài Gòn trong những năm 1957 – 1959?
A. Mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật".
D. Đẩy mạnh chiến lược "chiến tranh đơn phương".
Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng.
Âm mưu chủ yếu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm
A. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.
B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.
C. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp, tách dân khỏi cách mạng.
D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.
Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam Việt Nam đã đưa tới sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào.
Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam vì đã
A. làm lung lay tận gốc chính quyền ngô Đình Diệm.
B. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam.
C. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
D. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?
A. 20-9-1960.
B. 20-10-1960.
C.20-11-1960.
D. 20-12-1960.
Đại hội nào của Đảng được xác định là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà"?
A. Đại hội lần thứ I.
B. Đại hội lần thứ II.
C. Đại hội lần thứ III.
D. Đại hội lần thứ IV.
Trong thời kì 1954 – 1975, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, vì cuộc cách mạng này đã
A. làm cho cách mạng cả nước vững mạnh, sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. làm cho miền Bắc vững mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ khác.
C. trực tiếp làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ.
D. hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Quyết định nhất.
B. Hậu phương kháng chiến.
C. Quyết định trực tiếp nhất.
D. Căn cứ địa cách mạng.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) ở miền Bắc Việt Nam là
A. ra sức phát triển nông nghiệp.
B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960), Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tiến hành
A. chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Bắc - Nam.
B. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở hai miền Bắc - Nam.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền Bắc - Nam.
D. đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc.
Ở Việt Nam, nhiệm vụ cơ bản của nhân dân miền Bắc trong những năm 1958 - 1960 là gì?
A. Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
B. Tập trung lực lượng để hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
D. Tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kì kế hoạch 5 năm (1961-1965) là:
A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sàn lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
C. Văn hoá giao dục, y tế phát triển, số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu.
D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Ở miền Bắc Việt Nam, trong những năm 1954 - 1956, để hiện thực hóa khẩu hiệu "người cày có ruộng", Đảng Lao động đã chủ trương tiến hành
A. cải tạo quan hệ sản xuất.
B. khôi phục kinh tế.
C. kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
D. cải cách ruộng đất.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hạn chế của Đảng Lao động Việt Nam trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất?
A. Tiến hành thiếu quyết liệt nên bộ mặt nông thôn miền Bắc không có sự thay đổi.
B. Đấu tố tràn lan, thô bạo; đấu tố cả những địa chủ kháng chiến.
C. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
D. Đấu tố cả những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng.
Một trong những thành tựu mà nhân dân miền Bắc Việt Nam đạt được trong quá trình tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là
A. khẩu hiệu "người cày có ruộng" trở thành hiện thực.
B. hơn 85% nông dân và 70% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.
C. thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế.
D. xây dựng thành công cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến bắt đầu từ thời điểm nào?
A. 5 - 8 - 1965.
B. 7 - 1 - 1965.
C. 7 -2 - 1965.
D. 7 – 3 - 1965.
Âm mưu chiến lược của Mĩ khi thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
D. Thay màu da trên xác chết.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Sử dụng phổ biến các chiến thuật "trực thang vận" và "thiết xa vận".
B. Quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ là lực lượng nòng cốt.
C. Âm mưu cơ bản là: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
D. Mở các cuộc hành quân 'tìm diệt" vào vùng "Đất thánh Việt cộng".
"Xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. quân đội Sài Gòn.
B. chính quyền Sài Gòn.
C. "Ấp chiến lược".
D. Đô thị (hậu cứ).
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam?
A. Sử dụng chiến thuật "trực thăng vận".
B. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược.
C. Phổ biến các chiến thuật "thiết xa vận".
D. Sử dụng chiến thuật "tìm diệt" và "bình định".
Trong quá trình thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã sử dụng phổ biến chiến thuật quân sự nào dưới đây?
A. "Tìm diệt".
B. "Trực thăng vận".
C. "Bình định".
D. "Tố Cộng, diệt Cộng".
Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra vào ngày
A. 11 - 11 - 1963
B. 11 - 11 - 1960.
C. 22 - 11 - 1963.
D. 1 - 11 - 1963.