Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (P1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam khi đang

A. bị thất bại trên chiến trường.  

B. ở thế chủ động chiến lược. 

C. nắm giữ ưu thế về binh lực và hỏa lực.

D. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

Câu 2:

So với chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

B. Dựa vào lực lượng quân sự (cố vấn, vũ khí...) của Mĩ.

C. Có sự tham chiến trực tiếp của quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. 

D. Âm mưu chiến lược là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Câu 3:

Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại quân chủ lực Mĩ trong "Chiến tranh cục bộ" ?  

A. Chiến thắng Núi Thành.  

B. Chiến thắng Vạn Tường.

C. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.  

D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

Câu 4:

Quân đội nước nào dưới đây từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?  

A. Inđônêxia.       

B. Malaixia.  

C. Hàn Quốc.       

D. Singapo.

Câu 5:

Tổng thống nào của nước Mĩ đã quyết định áp dụng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam Việt Nam ?

A. Aixenhao.       

B. Kennơđi.

C. Giônxơn.       

D. Níchxơn.

Câu 6:

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?  

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.  

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.  

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.  

D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Câu 7:

Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào sau đây?

A. Một tấc không đi một li không rời.

B. Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu.

C. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt.  

D. Chiến đấu chống Mĩ bình định, lấn chiếm.

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở để khẳng định: "chiến thắng Vạn Tường đã chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ"?

A. Mĩ chủ động về kế hoạch tác chiến ở Vạn Tường, nhưng đã thất bại.  

B. Dù có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh song Mĩ đã thất bại. 

C. Vạn Tường là địa bàn có lợi để Mĩ phát huy tối đa lợi thế quân sự, nhưng Mĩ vẫn thất bại.

D. Mĩ không thể phát huy được ưu thế về phương tiện chiến tranh ở Vạn Tường.

Câu 9:

Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mĩ trong mùa khô 1965 -1966?  

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.  

B. Tây Nam Bộ, Liên khu V.  

C. Đông Nam Bộ, Liên khu V.  

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 10:

Trong mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ở miền Nam Việt Nam?  

A. 890.          

B. 450.          

C. 980.         

D. 895.

Câu 11:

Căn cứ Dương Minh Châu của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam thuộc địa phận tỉnh nào?  

A. Tây Ninh.  

B. Đồng Nai.  

C. Sóc Trăng.  

D. An Giang.

Câu 12:

Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam?

A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.   

B. Là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn Miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.  

C. Diễn ra nhằm mục tiêu: giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải rút quân về nước.

D. Buộc Mĩ phải tuyên bỗ "Mĩ hóa trở lại" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) ở miền Nam Việt Nam?

A. Tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam. 

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ lên cao.

C. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ đang đứng trước nguy cơ thất bại.

D. Quân dân miền Nam đã đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

Câu 14:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ

A. chấp nhận đàm phán bàn về chấm dứt chiến tranh.  

B. tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.  

C. bị lung lay ý chí xâm lược miền nam Việt Nam.

D. tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu 15:

Những tỉnh đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất của Mĩ là

A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An.  

B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá.  

C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.  

D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.

Câu 16:

Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?  

A. Chiến tranh đơn phương.

B. Chiến tranh đặc biệt. 

C. Chiến tranh cục bộ. 

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 17:

Trong những năm 1965 - 1968, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

A. “Đông dương hóa chiến tranh”. 

B. Việt Nam hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đặc biệt. 

D. Chiến tranh cục bộ.

Câu 18:

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, quân dân miền Bắc Việt Nam đã

A. bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B.52.     

B. bắn rơi, phá huỷ 3.423 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.  

C. bắn rơi, phá hủy 3.423 máy bay, trong đó có 8 máy bay B.52.  

D. bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.

Câu 19:

Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Hồ Chủ tịch : "... cũng là một mặt trận, mỗi cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong ngành ... là một chiến sĩ”.  

A. giao thông vận tải

B. giáo dục

C. kinh tế  

D. văn hoá

Câu 20:

Một trong những phong trào thi đua của nhân dân miền Bắc trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong những năm 1965 - 1968 là 

A. “Ba mục tiêu”.       

B. “Ba điểm cao”.  

C. “Hai giỏi”.       

D. “Ba tốt”.

Câu 21:

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965 - 1968?

A. Các trung tâm công nghiệp lớn đều phân tán về các địa phương.  

B. Diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng lên. 

C. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh. 

D. Công cuộc cải cách ruộng đất diễn ra quyết liệt, triệt để.

Câu 22:

Nội dung nào phản ánh đúng thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam?

A. Sử dụng phổ biến chiến thuật "trực thăng vận".

B. Coi "ấp chiến lược" là quốc sách hàng đầu.

C. Đưa quân viễn chinh Mĩ tới tham chiến trực tiếp. 

D. Rút hết cố vấn quân sự và quân viễn chinh Mĩ về nước.

Câu 23:

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống nhau?

A. Quân đội Sài Gòn giữ vai trò là lực lượng nòng cốt.

B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới.

C. Lấy "Ấp chiến lược" làm quốc sách hàng đầu.

D. Có sự tham chiến trực tiếp của quân viễn chinh Mĩ.

Câu 24:

So với chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước, thực hiện "thay màu da trên xác chết".

B. Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ; đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vẫn Mĩ.

C. Sử dụng phổ biến các chiến thuật quân sự "trực thăng vận" và "thiết xa vận".

D. Âm mưu chiến lược là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 25:

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.   

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Đông dương hóa chiến tranh.

D. Chiến tranh cục bộ.

Câu 26:

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là

A. sử dụng chiến thuật thiết xa vận.

B. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.

C. mở những cuộc hành quân "tìm diệt". 

D. sử dụng chiến thuật "trực thăng vận".

Câu 27:

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ được mở rộng phạm vi ra toàn bán đảo Đông Dương vào năm nào?

A. 1968.         

B. 1969.          

C. 1970.      

D. 1971.

Câu 28:

Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược "Lam Sơn 719" ?  

A. Đông Nam Bộ.  

B. Liên khu V.  

C. Đường 9 - Nam Lào.  

D. Chiến khu Dương Minh Châu.

Câu 29:

Một trong những phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) là 

A. "xếp bút nghiên".  

B. "hát cho đồng bào tôi nghe".  

C. "năm xung phong".  

D. "ba sẵn sàng".

Câu 30:

Một bài hát nổi tiếng trong phong trào học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1975 là  

A. "Tiến quân ca".  

B. "Tự nguyện".  

C. "Mùa xuân đầu tiên".  

D. "Đất nước trọn niềm vui".