Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (P2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 

B. buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

C. buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" chiến tranh xâm lược.

D. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sàỉ Gòn.

Câu 2:

Hướng tiến công chủ yếu của lực lượng cách mạng Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược 1972 là   

A. Đông Nam Bộ.         

B. Liên khu V.  

C. Quảng Trị.         

D. Tây Nguyên.

Câu 3:

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời gian nào?  

A. Từ ngày 24 đến 30 - 3 - 1970.  

B. Từ ngày 24 đến ngày 25 - 4 - 1970.  

C. Từ ngày 24 đến ngày 27 - 5 - 1970.  

D. Từ ngày 20 đến ngày 25 - 3 - 1970.

Câu 4:

Năm 1970, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?

A. Thiết lập trở lại Liên bang Đông Dương.

B. Mở rộng chiến tranh ra toàn khu vực Đông Nam Á.  

C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.  

D. Gạt ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương.

Câu 5:

Nhà máy thuỷ điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta là:  

A. Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà.  

B. Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim.  

C. Nhà máy Thuỷ điện Trị An.  

D. Nhà máy Thuỷ điện I-a-li.

Câu 6:

Trong những năm 1968 - 1972, địa phương đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha là

A. Thái Bình.         

B. Nam Định.  

C. Nghệ An.         

D. Nam Hà.

Câu 7:

Trong thời kì 1954 – 1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

AĐại thắng mùa Xuân 1975.

B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. 

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Câu 8:

Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào?  

A. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.  

B. Ngày 16 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.  

C. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.  

D. Ngày 16 - 4-1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.

Câu 9:

Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ trong hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam?

A. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh đang thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

B. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của quân dân hai miền Nam – Bắc.

C. Ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.      

D. Giành được thắng lợi quyết định, buộc Việt Nam kí kết Hiệp định Pari do Mĩ đưa ra.

Câu 10:

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ, quân dân miền Bắc Việt Nam đã  

A. bắn rơi 735 máy bay trong đó có 16 máy bay B.52.     

B. bắn rơi 753 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.  

C. bắn rơi 735 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.  

D. bắn rơi 754 máy bay, trong đó có 36 máy bay B.52.

Câu 11:

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), miền Bắc Việt Nam đã chi viện cho những chiến trường nào?  

A. Miền Nam.         

B. Lào.  

C. Campuchia.         

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 12:

Trong trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972), quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi

A. 18 máy bay trong đó có 4 máy bay B.52.  

B. 81 máy bay, trong đó có 43 máy bay B.52.  

C. 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52.  

D. 43 máy bay, trong đó có 18 máy bay B.52.

Câu 13:

Hội nghị Pari về Việt Nam được khai mạc vào ngày

A. 31 - 3 - 1968.       

B. 15- 1 - 1968.  

C. 15 - 3 - 1968.       

D. 13 - 5 - 1968.

Câu 14:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lập trường mà phía lực lượng cách mạng Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Pari (1968 - 1973)?

A. Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.  

B. Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.     

C. Mĩ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.  

D. Phía Mĩ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều phải rút quân khỏi miền Nam.

Câu 15:

Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.  

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.       

D. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

Câu 16:

Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pari là ai ?  

A. Nguyễn Thị Bình.  

B. Nguyễn Duy Trinh.  

C. Lê Đức Thọ.  

D. Trần Văn Lắm.

Câu 17:

Ai là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ?  

A. Phạm Văn Đồng.  

B. Nguyễn Duy Trinh.  

C. Lê Đức Thọ.  

D. Trần Bửu Kiếm.

Câu 18:

Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari về Việt Nam là

A. hình vuông.       

B. hình tròn.

C. hình chữ nhật.       

D. hình ngũ giác.

Câu 19:

Hiệp định Pari về Việt Nam quy định: các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam vào lúc

A. 24 giờ ngày 21 - 7 - 1973.  

B. 24 giờ ngày 27- 1 - 1973.  

C. 24 giờ ngày 27- 11 - 1973.  

D. 24 giờ ngày 27 - 2 - 1973.

Câu 20:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam đạt được trong Hiệp định Pari năm 1973?

A. Độc lập, chủ quyền.

B. Thống nhất.

C. Toàn vẹn lãnh thổ. 

D. Tự quyết.

Câu 21:

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải

A. chấp nhận kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.

B. tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

C. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.  

Câu 22:

Điểm tương đồng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?

A. Các nước tham dự hội nghị công nhân Việt Nam là một quốc gia tự do.

 

B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.

Câu 23:

Điểm tương đồng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?  

A. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. 

B. Quân đội đế quốc xâm lược phải rút khỏi Việt Nam sau 300 ngày kể từ ngày kí hiệp định.

C. Các nước đế quốc cam kết ngừng bắn, rút quân, để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị.

D. Các nước tham dự hội nghị công nhân Việt Nam là một quốc gia tự do.

Câu 24:

Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) thừa nhận: trên thực tế, ở miền Nam Việt Nam có  

A. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 2 vùng kiểm soát.  

B.  2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.  

C. 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.  

D. 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị và 3 vùng kiểm soát.

Câu 25:

So với Hiệp định Pari về Việt Nam, nội dung Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có điểm gì khác biệt?  

A. Đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.  

B. Đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.  

C. Đế quốc xâm lược cam kết ngừng bắn, rút quân để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị .

D. Quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực giữa các bên tham chiến.

Câu 26:

Nội dung nào không phản ánh đúng những thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc.

B. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

C. Đưa quân Mĩ vào tham chiến trực tiếp tại miền Nam.

D. Mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

Câu 27:

So với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?  

A. Là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.  

B. Có sự phối hợp của một bộ phận quân viễn chinh Mĩ.  

C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.  

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng nòng cốt.

Câu 28:

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiên tranh, Mĩ đã

A. tăng viện trợ kinh tế, giúp chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh lập Ấp chiến lược.  

B. tăng cường đầu tư vốn và kĩ thuật để phát triển kinh tế ở miền Nam.  

C. tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.  

D. tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia.

Câu 29:

Ngày 6 - 6 - 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?  

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập.  

C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.  

D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.