Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (P3) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" của Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 

A. 22.000 tên địch.

B. 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

C. 17000 tên địch.

D. 4.5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

Câu 2:

Đến đầu 1971, lực lượng cách mạng Việt Nam đã giành được quyền làm chủ thêm bao nhiêu ấp chiến lược? Với bao nhiêu dân? 

A. 36.000 ấp với 6 triệu dân.  

B. 3000 ấp với 3 triệu dân.  

C. 6.300 ấp với 4 triệu dân.  

D. 3.600 ấp với 3 triệu dân.  

Câu 3:

Ngày 30/3/1972, lực lượng cách mạng Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào

A. Tây Nguyên.       

B. Đông Nam Bộ.  

C. Nam Trung Bộ.       

D. Quảng Trị.

Câu 4:

Đến cuối tháng 6/1972, lực lượng cách mạng Việt Nam đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của chính quyền Sài Gòn là

A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

C. Sài Gòn, Tây Nguyên, Quảng Trị.

D. Xuân Lộc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Câu 5:

Thắng lợi trong cuộc tổng tiến công chiến lược 1972 của quân dân Việt Nam không tác động tới việc

A. Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại" chiến tranh xâm lược.

B. Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

C. Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

D. Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận tới bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

Câu 6:

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai vào ngày

A. 6 - 4 - 1972.       

B. 30 - 3 - 1972.  

C. 9 - 5 - 1972.       

D. 16 - 4 - 1972.

Câu 7:

Mĩ thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai nhằm mục đích

A. cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. 

B. buộc lực lượng cách mạng Việt Nam phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao ở Pari.

C. "trả đũa' hành động tập kích vào Quảng Trị của lực lượng cách mạng Việt Nam.

D. phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc Việt Nam.

Câu 8:

Quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm tên giặc lái. Đó là kết quả của việc đánh bại 

A. cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.  

B. cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.  

C. cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.  

D. hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Câu 9:

Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu chiến lược nào dưới đây?

A. Tách rời nhân dân với phong trào cách mạng. 

B. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.

D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Câu 10:

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?  

A. Việt Nam hóa chiến tranh.   

B. Đông dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đặc biệt.     

D. “Chiến tranh cục bộ

Câu 11:

Để đi đến kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (tháng 1/1973), các nước tham dự hội nghị đã trải qua 

A. 120 cuộc họp chung và 20 cuộc tiếp xúc riêng.  

B. 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao.

C. 201 cuộc họp chung và 16 cuộc tiếp xúc riêng.  

D. 120 cuộc họp chung và 22 cuộc tiếp xúc riêng.

Câu 12:

Một trong những nội dung cơ bản của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A. Hoa kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.     

B. Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có quân đội riêng, chính phủ riêng và tài chính riêng.

C. các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực chiếm đóng.  

D. Việt Nam sẽ đi đến thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế.

Câu 13:

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với cách mạng Việt Nam?

A. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.

C. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.  

D. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

Câu 14:

Điểm giống nhau cơ bản về nội dung giữa hai Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là gì?

A. Buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. Quy định các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực.

C. Đế quốc xâm lược cam kết sẽ góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

D. Việt Nam tiến tới thống nhất thông qua tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế.

Câu 15:

Nội dung nào không phản ánh đúng về chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.     

B. Quân viễn chinh Mĩ giữ vai trò nòng cốt. 

C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ.

D. Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu 16:

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Âm mưu cơ bản là: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.  

B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân cũ của Mĩ.

C. Sử dụng phổ biến các chiến thuật quân sự "tìm diệt" và "bình định".

D. Coi việc dồn dân lập Ấp chiến lược làm quốc sách.

Câu 17:

So với chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì khác biệt?

A. Âm mưu chiến lược là: biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. Có sự tham chiến trực tiếp của quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.

C. Dựa vào cố vẫn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

D. Chú trọng thực hiện "chiếm đất - giành dân", tách dân khỏi lực lượng cách mạng.

Câu 18:

Một trong những điểm tương đồng giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là  

A. tiến hành phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

B. sử dụng phổ biến các chiến thuật "trực thăng vận" và "thiết xa vận". 

C. quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ giứ vai trò chủ lực.

D. Mĩ rút dần quân về nước, thực hiện "thay màu da trên xác chết".

Câu 19:

Ngày 18/8/1965, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong trận

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).    

B. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Núi Thành (Quảng Nam).    

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Câu 20:

Chiến thắng Vạn Tường của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở đầu cho cao trào

A. "phá ấp chiến lược - lập làng chiến đấu".

B. "một tấc không đi - một li không dời".

C. "tìm Mĩ mà đánh - lùng Ngụy mà diệt".

D. "hát cho đồng bào tôi nghe".

Câu 21:

Cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhất của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong đông – xuân 1966 – 1967 là

A. Gian-xơn Xi-ti.  

B. Ánh sáng sao.

C. Sấm rền.

D. tiến công Đông Nam Bộ.

Câu 22:

Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. mở đầu cho cao trào "phá ấp chiến lược - lập làng chiến đấu" trên toàn miền Nam.

B. buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.  

C. mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh cục bộ". 

D. đưa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 23:

Trong mùa khô 1965 - 1966, ở miền Nam Việt Nam, Mĩ tiến hành nhiều cuộc hành quân "tìm diệt" lớn, nhằm vào hai hướng chính là 

A. Tây Nam Bộ và Liên khu IV.  

B. Liên khu V và Đông Nam Bộ.  

C. Quảng Trị và Tây Nguyên.  

D. Huế - Đà Nẵng và Quảng Trị.

Câu 24:

Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh?

A. Trận Điện Biên phủ trên không.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.

D. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Câu 25:

Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1973) là đều

A. có sự tham chiến trực tiếp của lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ.

B. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

D. thực hiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.