Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (P3) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các tổ chức chính trị sau đây, tổ chức nào theo khuynh hướng vô sản? 

A. Hội Phục Việt.  

B. Việt Nam Quốc dân đảng.  

C. Đảng Lập hiến.  

D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 2:

Vì sao cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản?  

A. Đường lối cứu nước của giai cấp phong kiến và tư sản đã lỗi thời, lạc hậu.  

B. Giai cấp vô sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. 

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.  

D. Câu A và B đúng.

Câu 3:

Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc?  

A. "Người cùng khổ"  

B. "Bản án chế độ thực dân Pháp"  

C. "Đường Kách mệnh"  

D. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 4:

Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công - nông.  

B. Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị.  

C. Đảng kiên định trong đấu tranh.  

D. Tất cả cùng đúng.

Câu 5:

Hạn chế về lực lượng cách mạng mà Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 đã nêu ra được sửa chữa trong thời kì cách mạng:  

A.1930 - 1931.       

B. 1932 - 1935.  

C. 1936 - 1939.       

D. 1939- 1945.

Câu 6:

Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào?  

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc.  

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.  

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.  

D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 7:

Điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 được sửa chữa trong thời kì nào?  

A.1930 - 1931.       

B. 1936 - 1939.  

C. 1939 - 1941.       

D. 1941 - 1945.

Câu 8:

So với thời kì 1930 - 1931, kẻ thù trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 chủ yếu, trước mắt là bọn nào?  

A. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.  

B. Thực dân Pháp và phát xít Nhật.  

C. Thực dân Pháp là kẻ thù chủ yếu, trước mắt.  

D. Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Câu 9:

Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 gọi tên là gì?  

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.  

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.  

C. Hội phản đế Đông Dương.  

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 10:

Trong các mặt trận sau đây, mặt trận nào thực hiện vai trò tập hợp quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ?  

A. Mặt trận Việt Minh.  

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.  

C. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.  

D. Tất cả các mặt trận trên.

Câu 11:

Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 là  

A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. 

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.  

C. Chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật đòi độc lập cho dân tộc.  

D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

Câu 12:

Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 là gì?  

A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.  

B. Đòi các quyền tự do dân chủ.  

C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu.  

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 13:

Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách hơn bao giờ hết. Đó là nhiệm vụ cách mạng trong thời kì nào?  

A. 1930 - 1931.       

B.1936 - 1939.  

C. 1939- 1941.       

D.1941 - 1945.

Câu 14:

Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?  

A. Hội nghị lần thứ 6 của Đảng (11 - 1939).  

B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15 - 8 - 1945).  

C. Đại hội quốc dân Tân Trào - Tuyên Quang (16 đến 18 - 8 - 1945).  

D. Hội nghị lần thứ 8 của Đảng (10 đến 19-5-1941).

Câu 15:

Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" được Đảng ta đề ra trong thời điểm lịch sử nào?  

A. Đêm 09 - 3 - 1945.  

B. Ngày 12 - 3 - 1945.  

C. Ngày 14 - 8 - 1945.  

D. Ngày 19- 8 - 1945.

Câu 16:

Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám được xác định vào thời điểm lịch sử nào?  

A. 09- 3 - 1945.       

B. 12 - 8 - 1945.  

C. 15 - 8 - 1945.       

D. 16 - 8 - 1945.

Câu 17:

Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động tạo thời cơ khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám giành chính quyền nhanh chóng và ít đổ máu?  

A. 19 - 5 - 1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức. 

B. 08 - 8 - 1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật.  

C. 14 - 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại.  

D. 15 - 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 18:

Sự kiện lịch sử nào dưới đây nằm trong Cao trào kháng Nhật cứu nước?  

A. Khởi nghĩa Ba Tơ (11 - 3 - 1945)  

B. Phả kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.  

C. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940).  

D. Câu A và B đúng.

Câu 19:

Ngày 30 - 8 - 1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?  

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.  

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.  

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.  

D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

Câu 20:

Nguyên nhân quyết định nhất của thắng lợi Cách mạng tháng Tám là:  

A. Phát xít Nhật bị Đồng Minh đánh bại.  

B. Sự lãnh đạo Đảng Cộng sảng Đông Dương đứng đầu là Hồ Chủ tịch.  

C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.  

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 21:

Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được khai sinh trong thời điểm lịch sử nào?  

A. Trong Hội nghị toàn quốc (13 đến 15 - 8 - 1945).  

B. Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.  

C. Trong Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 đến 18 - 8 - 1945).  

D. Trong Tuyên ngôn độc lập (2 - 9 - 1945).

Câu 22:

Nội dung nào dưới đây khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lí và thực tiễn?  

A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực Pháp hơn 80 năm nay... dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. 

B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập.  

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.  

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 23:

"Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh quân Nhặt đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, ké thù chúng ta đã ngã gục..." Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám.  

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.  

B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.  

C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.  

D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Câu 24:

Âm mưu " đánh nhanh, thăng nhanh" của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?  

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.  

B. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950.  

C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.  

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 25:

 Phái đoàn của ta do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Giơ-ne-vơ vào ngày:

A. 26-4-1954        

B. 7-5-1954  

C. 8-5–1954        

D. 21-7-1954