Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (P2) có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sự kiện nào được coi là đánh dấu bắt đầu giai đoạn hoạt động khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Hiến chương ASEAN được kí kết (2007).
B. Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015).
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác được kí kết (2/1976).
D. Từ “ASEAN 5” đã nâng lên thành “ASEAN 10” (1999).
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
B. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
C. tác động của Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
D. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng chất xám.
B. Cách mạng công nghiệp.
C. Cách mạng công nghệ.
D. Cách mạng xanh.
Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đảng Dân tộc.
B. Đảng Quốc đại.
C. Đảng Quốc dân.
D. Đảng Dân chủ.
Ấn Độ tuyên bố độc lập vào ngày
A. 26/1/1950.
B. 16/1/1950.
C. 15/8/1947.
D. 18/5/1947.
Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Mao-bát-tơn”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakistan đã chứng tỏ:
A. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
B. thực dân Anh đã nhượng bộ, tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh.
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
Ngày 22/3/1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật nào ?
A. Quân giải phóng Lào được thành lập.
B. Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập.
C. Mĩ thông qua chính sách "viện trợ" kinh tế đối với Lào.
D. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
Cho dữ liệu sau:
1) Ấn Độ trở thành nước đứng hàng thứ 10 thế giới về sản xuất công nghiệp.
2) Đảng Quốc đại lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập.
3) Ấn Độ đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
4) Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
5) Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakistan được thành lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về lịch sử Ấn Độ sau năm 1945?
A. 1, 2, 5, 4, 3.
B. 2, 5, 4, 3, 1.
C. 5, 1, 4, 2, 3.
D. 5, 4, 3, 2, 1.
Sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Ấn Độ đã
A. ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nhìn năm ở Ấn Độ.
D. mở rộng không gian địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước (từ 1950), Ấn Độ đã thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. Trung lập, nhận viện trợ từ mọi phía mà không có điều kiện ràng buộc.
B. Trở thành đồng minh thân cận của các nước tư bản phương Tây.
C. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
D. Liên kết chặt chẽ và hợp tác có hiệu quả với các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hà Lan tiến hành xâm lược trở lại quốc gia nào dưới đây?
A. Thái Lan.
B. Inđônêxia.
C. Philíppin.
D. Malaixia.
Vào tháng 9 năm 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Xingapo.
C. Thái Lan.
D. Campuchia.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào là nước khởi đầu cho phong trào “Không liên kết”?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Liên Xô.
D. Mĩ.
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?
A. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B. Đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước.
C. Hợp tác khu vực ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh.
D. Lần lượt các nước đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.
B. Nhiều tổ chức hợp tác khu vực ra đời.
C. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt.
D. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp ước Ba-li (tháng 2/1976) là gì?
A. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế - văn hóa.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của các nước lớn.
D. Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực với nhau.
Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?
A. Inđônêxia.
B. Miến Điện.
C. Thái Lan.
D. Mã Lai.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước Âu – Mĩ, ngoại trừ
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Lào.
D. Campuchia.
Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích về: quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được đẩy mạnh từ đầu những năm 90 thế kỉ XX?
A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.
C. Chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.
D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Yếu tố khách quan nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Liên Xô giúp đỡ, viện trợ các nước Đông Nam Á.
D. Nhân dân Đông Nam Á nhận được sự giúp đỡ của Mĩ.
Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
B. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
C. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
D. từ các nước thuộc địa, phụ thuộc trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu
A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.
B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).
D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
B. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Campuchia từ 1951 là
A. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
B. Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Chính phủ kháng chiến Campuchia.
Brunây gia nhập ASEAN vào năm nào?
A. 1995.
B. 1997.
C. 1999.
D. 1984.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào năm
A. 1984.
B. 1992.
C. 1997.
D. 1995.
Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào, Việt Nam
B. Campuchia, Lào
C. Lào, Mi-an-ma
D. Mi-an-ma, Việt Nam
Quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý tách ra từ Inđônêxia?
A. Xingapo.
B. Đông Timo.
C. Miến Điện.
D. Brunây.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo ?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp địa chủ phong kiến
D. Giai cấp nông dân
Sau cuộc Tổng tuyển cử (9/1993), Quốc hội mới của Campuchia đã tuyên bố thành lập
A. nước Cộng hòa Campuchia.
B. Vương quốc Campuchia.
C. nước Liên bang Dân chủ Campuchia.
D. nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Campuchia.