Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (P2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành

A. cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới.

C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

D. quốc gia nắm giữa 2/4 lượng vàng của thế giới.

Câu 2:

Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.

D. Hà Lan.

Câu 3:

Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?

A. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.

B. Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới.

C. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

D. Cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành các trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 4:

Từ năm 1973 đến năm 1982, tình hình kinh tế Mĩ như thế nào?

A. Có bước phát triển nhanh.

B. Cơ bản được phục hồi.

C. Phát triển xen lẫn suy thoái.

D. Khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

Câu 5:

Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?

A. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

B. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.

C. Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới.

D. Cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành các trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 6:

Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?

A. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực. 

C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.

D. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. 

Câu 7:

Sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ cho thấy

A. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.

B. cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.

C. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.

D. tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi.

Câu 8:

Khi thực hiện “Kế hoạch Mácsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ còn có mục đích

A. từng bước chiếm lĩnh thị trường các nước Tây Âu.

B. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô, Đông Âu.

C. thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu.

D. xoa dịu mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước tư bản ở Tây Âu.

Câu 9:

Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, năm 1972, Mĩ đã thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn là

A. Anh và Pháp.

B. Anh và Trung Quốc.

C. Liên Xô và Đức.

D. Liên Xô và Trung Quốc.

Câu 10:

Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Mĩ có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản thắng trận khác?

A. Mất hết hệ thống thuộc địa và khu vực ảnh hưởng.

B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lâm vào khủng hoảng.

C. Giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.

D. Phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.

Câu 11:

Một trong những mục tiêu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "cam kết và mở rộng" là

A. Tập trung tiền của vào cuộc chạy đua vũ trang.

B. Đảm bảo an ninh của nước Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.

C. Hòa hoãn với Liên Xô để đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

D.Thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Câu 12:

Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Nhật

Câu 13:

Mĩ tiến hành chiến lược "cam kết và mở rộng" không nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?

A. Đảm bảo an ninh của nước Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

B. Hòa hoãn với Trung Quốc để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

C. Khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

D. Sử dụng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 14:

Ngay sau khi kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với học thuyết

A. Rigân.

B. Đôminô. 

C. “Cam kết và mở rộng”.

D. "Ngăn đe thực tế".

Câu 15:

Sự kiện ngày 11/9 ở Mĩ đã đặt ra cho các quốc gia – dân tộc trên thế giới mối lo về

A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.

Câu 16:

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược

A. “Ngăn đe thực tế ”.

B. “Cam kết và mở rộng”.

C. “Phản ứng linh hoạt”.

D. “Trả đũa ồ ạt”.

Câu 17:

Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày

A. 11/7/1975.

B. 11/7/1985.

C. 11/7/1995.

D. 11/7/2000.

Câu 18:

Để phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu, năm 1949, Mĩ đã lôi kéo hàng loạt các nước Tây Âu tham gia khối liên minh quân sự

A. SEATO.

B. CENTO.

C. NATO.

D. ANZUS.

Câu 19:

Liên minh quân sự nào dưới đây không do Mĩ lập nên?

A. NATO.

B. CENTO.

C. Vácsava.

D. SEATO.

Câu 20:

Liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu là

A. Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Hiệp ước bắc Vácsava.

C. Khối phòng thủ chung châu Âu.

D. Khối phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 21:

Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống

A. Bush (cha).

B. Bush (con).

C. Clinton.

D. Rigân.